Kịch bản văn học được đề nghị đưa vào sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước phải đáp ứng tiêu chuẩn như thế nào?
Việc sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước được quy định thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 131/2022/NĐ-CP thì phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước là sản phẩm văn hóa đặc thù, gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến khi hoàn thành.
Việc sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước quy định như sau:
- Đối với phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam thực hiện phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng.
- Đối với phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình:
+ Thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng đối với các dự án sản xuất phim theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
+ Thực hiện phương thức đấu thầu đối với các dự án sản xuất phim theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam.
Kịch bản văn học đối với phim sử dụng ngân sách nhà nước đánh giá kịch bản dựa trên tiêu chuẩn thế nào?
Đánh giá kịch bản văn học đối với phim sử dụng ngân sách nhà nước (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định kịch bản văn học đối với phim sử dụng ngân sách nhà nước (gọi tắt là Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BVHTTDL thì thành viên Hội đồng thẩm định kịch bản văn học có trách nhiệm nhận xét đánh giá từng kịch bản thẩm định, ghi vào Phiếu thẩm định và chấm điểm theo các bậc với tiêu chuẩn sau:
- Kịch bản xếp loại bậc I bao gồm tiêu chuẩn:
+ Đạt yêu cầu về nội dung tư tưởng, có ý nghĩa xã hội nhưng tính khái quát của hình tượng nghệ thuật chưa cao;
+ Kịch bản chưa hoàn thiện về nghiệp vụ chuyên môn, còn mắc lỗi nghề nghiệp nhưng có thể khắc phục và nâng cao để đủ điều kiện làm phim;
- Kịch bản xếp loại bậc II bao gồm tiêu chuẩn:
+ Có nội dung tư tưởng tốt, mang tính nhân văn và có giá trị xã hội cao;
+ Nghệ thuật thể hiện phù hợp với nội dung, có trình độ chuyên môn khá trở lên, tạo được sức hấp dẫn cho tác phẩm;
- Kịch bản xếp loại bậc III bao gồm tiêu chuẩn:
+ Có nội dung tư tưởng sâu sắc, giá trị nhân văn cao, khái quát được những vấn đề xã hội lớn, có những phát hiện độc đáo về cuộc sống và con người;
+ Kịch bản được viết hấp dẫn, cách thể hiện đặc sắc, sáng tạo với một trình độ chuyên môn cao;
Điểm của thành viên chênh lệch quá 2,0 điểm so với điểm trung bình của các thành viên Hội đồng thì không được chấp nhận.
Nếu xét thấy kịch bản không bảo đảm chất lượng, thành viên Hội đồng ghi vào Phiếu thẩm định và chấm với điểm dưới 5.
Kịch bản được đề nghị đưa vào sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước phải đáp ứng yêu cầu như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BVHTTDL quy định về loại kịch bản được Hội đồng thẩm định kịch bản văn học đề nghị đưa vào sản xuất như sau:
Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại kịch bản
…
3. Kịch bản được Hội đồng đề nghị đưa vào sản xuất phải đạt từ loại bậc II hoặc loại bậc III. Nhuận bút của tác giả kịch bản được chi trả theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
4. Căn cứ kết luận của Hội đồng (Biên bản Họp Hội đồng), Giám định kịch bản, người đứng đầu cơ quan quản lý dự án xem xét trình chủ đầu tư dự án quyết định cho phép sản xuất phim.
5. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng, cơ quan quản lý dự án chịu trách nhiệm gửi kết quả thẩm định đến tổ chức, cá nhân có kịch bản trình thẩm định.
Theo đó, kịch bản văn học được đề nghị đưa vào sản xuất phải đạt từ loại bậc II hoặc loại bậc III.
Tại khoản 1 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BVHTTDL quy định về xếp loại kịch bản căn cứ vào điểm trung bình của các thành viên Hội đồng:
- Kịch bản xếp loại bậc I có điểm trung bình từ 5 điểm đến 6,5 điểm;
- Kịch bản xếp loại bậc II có điểm trung bình từ trên 6,5 điểm đến 8,5 điểm;
- Kịch bản xếp loại bậc III có điểm trung bình từ trên 8,5 điểm đến 10 điểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?