Khuông nhạc làm báo tường 20 tháng 11 ngắn? Những tên hay cho tờ báo tường 20 11? Giáo viên nên xử lý quà tặng 20 11 như thế nào?
Khuông nhạc làm báo tường 20 tháng 11 ngắn?
Tại Điều 1 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 về ngày Nhà giáo Việt Nam có quy định như sau:
Điều 1.- Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 tháng 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Theo đó, kể từ khi được chính thức công nhận vào năm 1982, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 đã trở thành một ngày lễ quan trọng nước ta.
Có thể tham khảo Khuông nhạc làm báo tường 20 tháng 11 ngắn dưới đây:
Khuôn nhạc bài: Người thầy
Khuôn nhạc bài: Thương lắm thầy cô ơi
Khuông nhạc bài: Thầy cô cho em mùa xuân
Khuông nhạc bài: Bài học đầu tiên
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Khuông nhạc làm báo tường 20 tháng 11 ngắn? Những tên hay cho tờ báo tường 20 11? Giáo viên nên xử lý quà tặng 20 11 như thế nào? (Hình từ Internet)
Những tên hay đặt cho tờ báo tường 20 tháng 11? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 có phải lễ lớn của Việt Nam?
Có thể tham khảo những tên hay đặt cho tờ báo tường 20 tháng 11 hay dưới đây:
(1) Bụi phấn
(2) Nắng sân trường
(3) Người lái đò
(4) Ước mơ xanh
(5) Tình thầy trò
(6) Chuyến đò nghĩa tình
(7) Cuội nguồn tương lai
(8) Mực tím
(9) Khoảng lặng
(10) Nghĩa lặng
(11) Nắng sân trường
(12) Người lái đò
(13) Ước mơ xanh
(14) Tình thầy trò
(15) Chuyến đò nghĩa tình
(16) Cuội nguồn tương lai
(17) Uống nước nhờ nguồn
(18) Nắng sân trường
(19) Một thời áo trắng
(20) Cánh buồm tri thức
Lưu ý: Những tên hay đặt cho tờ báo tường 20 11 chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là một ngày lễ rất quan trọng và ý nghĩa của đất nước ta được tổ chức với nhiều hoạt động. Đây là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã và đang cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP thì ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 không nằm trong các ngày lễ lớn của Việt Nam.
Giáo viên nên xử lý quà tặng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về việc nhận quà như sau:
Quy định về việc nhận quà tặng
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp không từ chối được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức quản lý, xử lý quà tặng theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này.
Và tại Điều 27 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về xử lý quà tặng như sau:
Xử lý quà tặng
1. Đối với quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức tiếp nhận, bảo quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Đối với quà tặng bằng hiện vật, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, bảo quản và xử lý như sau:
a) Xác định giá trị của quà tặng trên cơ sở giá của quà tặng do cơ quan, đơn vị, cá nhân tặng quà cung cấp (nếu có) hoặc giá trị của quà tặng tương tự được bán trên thị trường. Trong trường hợp không xác định được giá trị của quà tặng bằng hiện vật thì có thể đề nghị cơ quan có chức năng xác định giá;
b) Quyết định bán quà tặng và tổ chức công khai bán quà tặng theo quy định của pháp luật;
c) Nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc xử lý quà tặng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bán quà tặng.
3. Đối với quà tặng là dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, thực tập, bồi dưỡng trong nước hoặc ngoài nước, dịch vụ khác thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thông báo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ về việc không sử dụng dịch vụ đó.
4. Đối với quà tặng là động vật, thực vật, thực phẩm tươi, sống và hiện vật khác khó bảo quản thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ tình hình cụ thể và quy định của pháp luật về xử lý tang vật trong các vụ việc vi phạm hành chính để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xử lý quà tặng, cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý quà tặng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người tặng quà hoặc Cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tặng quà để xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
Theo đó, khi giáo viên được phụ huynh học sinh tặng quà ngày 20 tháng 11 thì phải từ chối nhận.
Trường hợp không từ chối được thì xử lý quà tặng như sau:
- Quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá thì làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước;
- Quà tặng bằng hiện vật thì xác định giá trị của quà tặng sau đó tổ chức công khai bán quà tặng và nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc xử lý quà tặng;
- Quà tặng là động vật, thực vật, thực phẩm tươi, sống và hiện vật khác khó bảo quản thì căn cứ tình hình cụ thể và quy định của pháp luật về xử lý tang vật trong các vụ việc vi phạm hành chính để quyết định xử lý.
- Quà tặng là dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, thực tập, bồi dưỡng trong nước hoặc ngoài nước, dịch vụ khác thì tổ chức phải thông báo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ về việc không sử dụng dịch vụ đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?