Khung tiền phạt phương tiện, đoàn lai và phương pháp xác định trọng tải của phương tiện giao thông đường thủy nội địa không đăng kiểm, không đăng ký được quy định như thế nào? Trường hợp giấy chứng nhận của phương tiện giao thông đường thủy nội địa không ghi dung tích thì dung tích của phương tiện được tính như thế nào?

Cho tôi hỏi về trường hợp giấy chứng nhận của phương tiện giao thông đường thủy nội địa không ghi dung tích thì dung tích của phương tiện được tính như thế nào? Khung tiền phạt phương tiện, đoàn lai và phương pháp xác định trọng tải của phương tiện giao thông đường thủy nội địa không đăng kiểm, không đăng ký được quy định như thế nào?

Đoàn lai được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 12 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định: Đoàn lai là đoàn gồm nhiều phương tiện được ghép với nhau, di chuyển nhờ phương tiện có động cơ chuyên lai kéo, lai đẩy hoặc lai áp mạn.

Khung tiền phạt phương tiện, đoàn lai và phương pháp xác định trọng tải của phương tiện giao thông đường thủy nội địa không đăng kiểm, không đăng ký được quy định như thế nào?

Theo Điều 53 Nghị định 139/2021/NĐ-CP xác định như sau:

- Đối với phương tiện vi phạm có đồng thời hai hoặc ba thông số về trọng tải toàn phần, sức chở người hoặc tổng công suất máy chính mà các thông số này không thuộc cùng một điểm, khoản tại cùng một điều quy định tại Nghị định này thì áp dụng điểm, khoản có khung tiền phạt cao hơn.

- Đối với đoàn lai được quy định tại Điều 25 và Điều 38 Nghị định này: Trọng tải toàn phần của đoàn lai bao gồm tổng trọng tải toàn phần của các phương tiện đoàn lai. Đối với các hành vi vi phạm khác của đoàn lai, áp dụng hình thức, mức xử phạt đối với từng phương tiện đoàn lai.

Trường hợp trong đoàn lai có nhiều phương tiện chở quá vạch dấu mớn nước an toàn, khi xác định hành vi vi phạm phải căn cứ phương tiện bị lai có mức chìm quá mạn khô lớn nhất.

- Đối với các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân quy định tại Nghị định này liên quan đến phương tiện không đăng ký, không đăng kiểm thì áp dụng hình thức xử phạt căn cứ trọng tải toàn phần của phương tiện, công thức như sau:

T = A x K, trong đó:

T là Trọng tải toàn phần của phương tiện;

A = L x B x D, trong đó:

L (m): Chiều dài boong chính, là khoảng cách nằm ngang được đo từ điểm xa nhất phía mũi đến điểm xa nhất phía lái của boong chính;

B (m): Chiều rộng boong chính, là khoảng cách nằm ngang được đo từ mép boong mạn này đến mép boong mạn kia tại vị trí rộng nhất của thân phương tiện;

D (m): Chiều cao mạn, là khoảng cách thẳng đứng được đo từ đáy đến mép boong ở giữa chiều dài boong chính;

K là hệ số tương ứng với giá trị A và áp dụng như sau:

Giá trị của A từ 4,55 m3 đến 18,76 m3 thì hệ số K = 0,26;

Giá trị của A từ trên 18,76 m3 đến 49,80 m3 thì hệ số K = 0,29;

Giá trị của A từ trên 49,80 m3 đến 387,20 m3 thì hệ số K = 0,35;

Giá trị của A từ trên 387,20 m3 đến 1.119,80 m3 thì hệ số K = 0,51;

Giá trị của A trên 1.119,80 m3 thì hệ số K = 0,57.

Giao thông đường thủy nội địa

Giao thông đường thủy nội địa 

Trường hợp giấy chứng nhận của phương tiện giao thông đường thủy nội địa không ghi dung tích thì dung tích của phương tiện được tính như thế nào?

Tại Điều 54 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định cụ thể:

- Phương tiện thủy nội địa có động cơ: 1,5 tấn trọng tải được tính bằng 01 GT.

- Phương tiện thủy nội địa không có động cơ: 01 tấn trọng tải toàn phần được tính bằng 01 GT.

- Tàu kéo, tàu đẩy, tàu chở khách và tàu cần cẩu: 01 HP/CV được tính bằng 0,5 GT; 01 kw được tính bằng 0,7 GT; 01 tấn sức nâng của cần cẩu đặt trên phương tiện được tính bằng 06 GT.

- Phương tiện chở khách không ghi công suất máy: 01 ghế ngồi dành cho hành khách được tính bằng 0,67 GT; 01 giường nằm được tính bằng 04 GT.

- Trường hợp là đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn: được tính bằng tổng dung tích của cả đoàn bao gồm sà lan, tàu kéo hoặc tàu đẩy.

- Việc quy đổi quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này được chọn phương thức quy đổi có tổng dung tích lớn nhất.

- Quy đổi thứ nguyên công suất máy:

a) Nếu hồ sơ máy ghi thứ nguyên là kW thì quy đổi thành sức ngựa như sau: 01 kW =1,36 sức ngựa;

b) Nấu hồ sơ máy ghi thứ nguyên là cv hoặc HP hoặc PS thì quy đổi ra kw và quy đổi thành sức ngựa theo công thức nêu tại điểm a khoản này. Việc quy đổi như sau:

01 HP = 0,7547 kW;

01 CV = 01 PS = 0,7355 kw.

Giao thông đường thủy nội địa TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có bao nhiêu trường hợp hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa? Sở Giao thông vận tải có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông không?
Pháp luật
Cứu nạn đường thủy nội địa là gì? Thuyền trưởng phát hiện người, phương tiện bị nạn trên đường thủy nội địa phải làm gì?
Pháp luật
Cứu hộ giao thông đường thủy nội địa là gì? Thuyền trưởng có được buộc tàu của mình vào tàu chở khách khi cứu hộ không?
Pháp luật
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản trong giao thông đường thủy được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người vi phạm giao thông đường thủy cố tình không ký vào biên bản thì tiến hành xử lý như thế nào?
Pháp luật
Thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm soát, tuần tra đường thủy hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp người vi phạm đường thủy không ký được biên bản thì có được điểm chỉ thay thế ký biên bản không?
Pháp luật
Khi lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đường thủy xong cán bộ có phải đọc lại biên bản cho người vi phạm nghe không?
Pháp luật
Cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông đường thủy yêu cầu nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính qua Cổng Dịch vụ công quốc gia thì thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người vi phạm giao thông đường thủy được đề nghị xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường thủy nội địa
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,976 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào