Khung giá nước sạch tại các khu vực đô thị hiện nay là bao nhiêu? Đã bao gồm thuế giá trị gia tăng hay chưa?
Khung giá nước sạch trên phạm vi toàn quốc được cơ quan nhà nước nào quy định?
Thẩm quyền quyết định khung giá nước sạch được quy định tại Điều 54 Nghị định 117/2007/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền quyết định giá nước
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành khung giá nước sạch sinh hoạt trên phạm vi toàn quốc.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án giá nước và ban hành biểu giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn do mình quản lý, phù hợp với khung giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
3. Đơn vị cấp nước tự quyết định giá nước sạch cho các mục đích sử dụng khác bảo đảm phù hợp với phương án giá nước đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
4. Giá nước sạch bán buôn do đơn vị cấp nước bán buôn và đơn vị cấp nước bán lẻ tự thoả thuận, trong trường hợp không thống nhất được thì một trong hai bên (hoặc cả hai bên) có quyền yêu cầu tổ chức hiệp thương giá theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 60 Nghị đinh 117/2007/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về cấp nước
...
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư cho các công trình cấp nước;
b) Làm đầu mối vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư phát triển cấp nước theo thứ tự ưu tiên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Bộ Tài chính:
a) Thống nhất quản lý về tài chính đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) cho đầu tư phát triển cấp nước;
b) Phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch, ban hành khung giá nước sạch và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước.
...
Theo quy định vừa nêu thì khung giá nước sạch sinh hoạt trên phạm vi toàn quốc sẽ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Dựa trên khung giá đất đã được Bộ Tài chính ban hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ phê duyệt phương án giá nước và ban hành biểu giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn do mình quản lý.
Đơn vị cấp nước tự quyết định giá nước sạch cho các mục đích sử dụng khác bảo đảm phù hợp với phương án giá nước đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Khung giá nước sạch tại các khu vực đô thị hiện nay là bao nhiêu? Đã bao gồm thuế giá trị gia tăng hay chưa? (Hình từ Internet)
Khung giá nước sạch tại các khu vực đô thị hiện nay là bao nhiêu? Đã bao gồm thuế giá trị gia tăng hay chưa?
Khung giá nước sạch được quy định tại Điều 3 Thông tư 44/2021/TT-BTC như sau:
Khung giá nước sạch
1. Khung giá nước sạch được quy định như sau:
2. Khung giá nước sạch quy định tại khoản 1 Điều này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, áp dụng cho mức giá bán lẻ nước sạch bình quân do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Từ quy định trên thì khung giá nước sạch tại các khu vực đô thị bao gồm thuế giá trị gia tăng, áp dụng cho mức giá bán lẻ nước sạch bình quân do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, cụ thể:
(1) Đô thị đặc biệt, đô thị loại 1:
- Giá tối thiểu (đồng/m3): 3.500 đồng/m3;
- Giá tối đa (đồng/m3): 18.000 đồng/m3.
(2) Đô thị loại 2, loại 3, loại 4, loại 5:
- Giá tối thiểu (đồng/m3): 3.000 đồng/m3;
- Giá tối đa (đồng/m3): 15.000 đồng/m3.
Khách hàng sử dụng dịch vụ cấp nước sạch có những quyền và nghĩa vụ gì?
Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng dịch vụ cấp nước sạch được quy định tại Điều 56 Nghị định 117/2007/NĐ-CP như sau:
Khách hàng sử dụng nước có các quyền sau:
(1) Được cung cấp đầy đủ, kịp thời về số lượng, bảo đảm về chất lượng dịch vụ đã nêu trong hợp đồng;
(2) Yêu cầu đơn vị cấp nước kịp thời khôi phục việc cấp nước khi có sự cố;
(3) Được cung cấp hoặc giới thiệu thông tin về hoạt động cấp nước;
(4) Được bồi thường thiệt hại do đơn vị cấp nước gây ra theo quy định của pháp luật;
(5) Yêu cầu đơn vị cấp nước kiểm tra chất lượng dịch vụ, tính chính xác của thiết bị đo đếm, số tiền nước phải thanh toán;
(6) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về cấp nước của đơn vị cấp nước hoặc các bên có liên quan;
(7) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Khách hàng sử dụng nước có các nghĩa vụ sau:
(1) Thanh toán tiền nước đầy đủ, đúng thời hạn và thực hiện các thỏa thuận khác trong hợp đồng dịch vụ cấp nước;
(2) Sử dụng nước tiết kiệm;
(3) Thông báo kịp thời cho đơn vị cấp nước khi phát hiện những dấu hiệu bất thường có thể gây mất nước, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, mất an toàn cho người và tài sản;
(4) Tạo điều kiện để đơn vị cấp nước kiểm tra, ghi chỉ số của đồng hồ đo nước;
(5) Bảo đảm các trang thiết bị sử dụng nước đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phù hợp với đặc tính kỹ thuật trang thiết bị của đơn vị cấp nước;
(6) Bồi thường khi gây thiệt hại cho đơn vị cấp nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật;
(7) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?