Khu vực thi đua ngành Tư pháp có cơ cấu tổ chức như thế nào? Khu vực thi đua ngành Tư pháp làm việc theo chế độ nào?
Khu vực thi đua ngành Tư pháp có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua, Khu vực thi đua ngành Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2267/QĐ-BTP năm 2016, có quy định về cơ cấu tổ chức của Cụm, Khu vực thi đua như sau:
Cơ cấu tổ chức của Cụm, Khu vực thi đua
1. Cụm thi đua có Trưởng, Phó trưởng Cụm thi đua và các thành viên, Khu vực thi đua có Trưởng, Phó trưởng Khu vực thi đua và các thành viên.
2. Giúp việc cho Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua là công chức, viên chức phụ trách công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị có Thủ trưởng được cử là Trưởng hoặc Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua.
3. Việc cử Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định, theo cơ chế luân phiên hàng năm.
4. Tùy theo điều kiện, tình hình thực tế, Trưởng Cụm, Khu vực thi đua có thể chia Cụm, Khu vực thi đua do mình phụ trách thành các Khối thi đua để thuận lợi cho việc tổ chức phong trào thi đua, quy định tổ chức và hoạt động của các Khối thuộc Cụm, Khu vực thi đua.
Như vậy, theo quy định trên thì Khu vực thi đua ngành Tư pháp có cơ cấu tổ chức như sau: Trưởng, Phó trưởng Khu vực thi đua và các thành viên.
Khu vực thi đua (Hình từ Internet)
Khu vực thi đua ngành Tư pháp làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua, Khu vực thi đua ngành Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2267/QĐ-BTP năm 2016, có quy định về nguyên tắc hoạt động như sau:
Nguyên tắc hoạt động
1. Cụm, Khu vực thi đua hoạt động trên nguyên tắc bình đẳng, tự giác, công khai, đoàn kết và phát triển.
2. Cụm, Khu vực thi đua làm việc theo chế độ tập thể, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và quyết định theo đa số; những vấn đề có ý kiến khác nhau được thảo luận tại Hội nghị hoặc lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản.
Như vậy, theo quy định trên thì Khu vực thi đua ngành Tư pháp làm việc theo chế độ tập thể, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và quyết định theo đa số; những vấn đề có ý kiến khác nhau được thảo luận tại Hội nghị hoặc lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản.
Thành viên Khu vực thi đua ngành Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua, Khu vực thi đua ngành Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2267/QĐ-BTP năm 2016, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên
1. Chỉ đạo và tổ chức phong trào thi đua đối với cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý; đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua trong Cụm, Khu vực thi đua.
2. Tổ chức đăng ký giao ước thi đua ở cơ quan, đơn vị, tổng hợp, báo cáo kết quả đăng ký thi đua với Cụm, Khu vực thi đua.
3. Tham gia đoàn kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng ở các đơn vị khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp hoặc của Trưởng Cụm, Khu vực thi đua và thực hiện việc kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng ở lĩnh vực, đơn vị do mình phụ trách, lồng ghép trong các đợt kiểm tra công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Bình xét thi đua đối với các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý, báo cáo kết quả và gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy định.
5. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ báo cáo theo quy định của Bộ và yêu cầu của Trưởng Cụm, Khu vực thi đua.
6. Tham gia đầy đủ, đúng thành phần và phát biểu ý kiến tại các Hội nghị do Trưởng Cụm, Khu vực thi đua tổ chức.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Cụm, Khu vực thi đua phân công
Như vậy, theo quy định trên thì thành viên Khu vực thi đua ngành Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Chỉ đạo và tổ chức phong trào thi đua đối với cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý; đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua trong Cụm, Khu vực thi đua.
- Tổ chức đăng ký giao ước thi đua ở cơ quan, đơn vị, tổng hợp, báo cáo kết quả đăng ký thi đua với Cụm, Khu vực thi đua.
- Tham gia đoàn kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng ở các đơn vị khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp hoặc của Trưởng Cụm, Khu vực thi đua và thực hiện việc kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng ở lĩnh vực, đơn vị do mình phụ trách, lồng ghép trong các đợt kiểm tra công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
- Bình xét thi đua đối với các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý, báo cáo kết quả và gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy định.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ báo cáo theo quy định của Bộ và yêu cầu của Trưởng Cụm, Khu vực thi đua.
- Tham gia đầy đủ, đúng thành phần và phát biểu ý kiến tại các Hội nghị do Trưởng Cụm, Khu vực thi đua tổ chức.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Cụm, Khu vực thi đua phân công
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?