Khu vực phân loại hành lý có được coi là khu vực hạn chế trong hoạt động hàng không dân dụng không?
- Khu vực phân loại hành lý có được coi là khu vực hạn chế trong hoạt động hàng không dân dụng không?
- Cơ quan, đơn vị thiết lập khu vực phân loại hành lý phải có biển cảnh báo “KHU VỰC HẠN CHẾ - RESTRICTED AREA” đặt ở vị trí nào?
- Việc thiết lập tạm thời khu vực hạn chế phải đảm bảo yêu cầu như thế nào?
Khu vực phân loại hành lý có được coi là khu vực hạn chế trong hoạt động hàng không dân dụng không?
Theo khoản 1 Điều 31 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam quy định như sau:
Thiết lập khu vực hạn chế
1. Căn cứ thực tế cơ sở hạ tầng và hoạt động hàng không dân dụng, các khu vực hạn chế sau đây phải được thiết lập:
a) Khu vực hành khách sau khi đã kiểm tra soi chiếu người và hành lý chờ để đi tàu bay (khu vực cách ly), khu vực từ điểm kiểm tra an ninh đối với nhân viên nội bộ trước khi vào khu vực hạn chế vào bên trong nhà ga;
b) Khu vực sân đỗ tàu bay, đường hạ cất cánh, đường lăn và các khu vực khác trong sân bay (sân bay);
c) Khu vực phục vụ hành lý ký gửi sau khi đã được kiểm tra an ninh hàng không để đưa lên tàu bay (khu vực phân loại hành lý);
d) Khu vực dành cho hành khách quá cảnh, nối chuyến chờ để chuyển tiếp chuyến bay (khu vực quá cảnh);
đ) Khu vực phục vụ hàng hóa, bưu gửi sau khi đã kiểm tra soi chiếu để đưa lên tàu bay (khu vực phân loại, lưu giữ, chất xếp hàng hóa, bưu gửi);
e) Nhà khách phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay ưu tiên;
g) Khu vực giao nhận hành lý cho hành khách tại nhà ga đến;
h) Khu vực bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt tàu bay;
i) Khu vực sản xuất, chế biến, cung ứng suất ăn;
k) Khu vực kho nhiên liệu cung cấp cho tàu bay;
l) Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không; Trung tâm khẩn nguy hàng không quốc gia;
m) Trung tâm kiểm soát đường dài, cơ sở kiểm soát tiếp cận, trung tâm quản lý luồng không lưu;
n) Đài kiểm soát tại sân bay, trạm ra-đa kiểm soát không lưu, trạm thông tin điều hành bay;
o) Trạm cấp điện, cấp nước của cảng hàng không, sân bay (nằm ngoài khu vực hạn chế nhà ga, sân bay);
p) Khu vực từ điểm soi chiếu hành lý ký gửi vào bên trong nhà ga;
q) Khu vực từ điểm soi chiếu hàng hóa, bưu gửi để vận chuyển bằng tàu bay vào bên trong nhà ga, nhà kho;
r) Khu vực lắp đặt các thiết bị điều khiển trung tâm của hệ thống kỹ thuật nhà ga, sân bay, kiểm soát cổng cửa ra vào nhà ga, sân bay, quản lý tòa nhà; phòng giám sát an ninh bằng ca-me-ra; nơi đặt thiết bị điều khiển hệ thống phát thanh, phát hình của cảng hàng không, sân bay; nơi đặt máy chủ hệ thống máy tính phục vụ hoạt động của của cảng hàng không, sân bay.
...
Như vậy, khu vực phân loại hành lý (khu vực phục vụ hành lý ký gửi sau khi đã được kiểm tra an ninh hàng không để đưa lên tàu bay) được coi là khu vực hạn chế trong hoạt động hàng không dân dụng.
Khu vực phân loại hành lý có được coi là khu vực hạn chế trong hoạt động hàng không dân dụng không? (Hình từ Internet)
Cơ quan, đơn vị thiết lập khu vực phân loại hành lý phải có biển cảnh báo “KHU VỰC HẠN CHẾ - RESTRICTED AREA” đặt ở vị trí nào?
Theo khoản 5 Điều 31 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam quy định như sau:
Thiết lập khu vực hạn chế
...
5. Việc thiết lập các khu vực hạn chế và áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát an ninh hàng không cho từng khu vực hạn chế phải phù hợp với mục đích bảo đảm an ninh hàng không và không gây cản trở cho người, phương tiện ra, vào, hoạt động bình thường tại khu vực hạn chế. Cơ quan, đơn vị thiết lập khu vực hạn chế phải có biển cảnh báo “KHU VỰC HẠN CHẾ - RESTRICTED AREA” đặt ở các vị trí thích hợp, dễ quan sát, tiếp giáp giữa khu vực hạn chế và khu vực công cộng.
Như vậy, cơ quan, đơn vị thiết lập khu vực phân loại hành lý phải có biển cảnh báo “KHU VỰC HẠN CHẾ - RESTRICTED AREA” đặt ở các vị trí thích hợp, dễ quan sát, tiếp giáp giữa khu vực hạn chế và khu vực công cộng.
Lưu ý: Việc thiết lập các khu vực hạn chế và áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát an ninh hàng không cho từng khu vực hạn chế phải phù hợp với mục đích bảo đảm an ninh hàng không và không gây cản trở cho người, phương tiện ra, vào, hoạt động bình thường tại khu vực hạn chế.
Việc thiết lập tạm thời khu vực hạn chế phải đảm bảo yêu cầu như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 31 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam quy định như sau:
Trong trường hợp phải tăng cường đảm bảo an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay hoặc để bảo vệ hiện trường hoặc để phục vụ hoạt động hàng không dân dụng, xét thấy cần thiết tạm thời thiết lập khu vực hạn chế mới, bộ phận kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay đề xuất với người khai thác cảng hàng không, sân bay thiết lập và thông báo ngay cho Cảng vụ hàng không, các cơ quan, đơn vị hoạt động thường xuyên tại khu vực đó.
Việc thiết lập tạm thời khu vực hạn chế phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Có thời hạn;
- Có hàng rào cứng hoặc mềm làm ranh giới; có biển, tín hiệu cảnh báo phù hợp;
- Có điểm kiểm tra an ninh hàng không và bố trí nhân viên kiểm soát an ninh hàng không để kiểm tra, giám sát trong thời gian thiết lập;
- Có biện pháp bảo đảm an ninh hàng không phù hợp;
- Nếu thời hạn thiết lập tạm thời khu vực hạn chế trên 24 giờ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục Hàng không Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?