Khu vực cấm là gì? Thả diều tại khi vực cấm bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào theo quy định?

Khu vực cấm là gì? Thả diều tại khi vực cấm bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào theo quy định? Ngoài bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, người thả diều tại khu vực cấm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung nào? Câu hỏi của anh N (Gia Lai).

Khu vực cấm là gì?

Hiện nay chưa có quy định nào định nghĩa cụ thể thế nào là khu vực cấm. Tuy nhiên trước đây tại Điều 1 Quyết định 160/2004/QĐ-TTg (hết hiệu lực từ ngày 10/04/2021) có giải thích "Khu vực cấm, địa điểm cấm thuộc phạm vi bí mật Nhà nước được thiết lập để bảo vệ, quản lý, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của người, phương tiện nhằm duy trì trật tự, an ninh và phòng, chống các hành vi xâm nhập, phá hoại, thu thập bí mật Nhà nước trong khu vực, địa điểm đó."

Trên tinh thần của văn bản này thì khu vực cấm có thể được hiểu là khu vực được thiết lập nhằm mục đích bảo vệ an ninh, quốc phòng, tài nguyên quốc gia, hoặc các lợi ích công cộng khác. Việc ra vào khu vực cấm thường bị hạn chế hoặc cấm hoàn toàn đối với người và phương tiện.

Khu vực cấm là gì? Thả diều tại khi vực cấm bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào theo quy định?

Khu vực cấm là gì? Thả diều tại khi vực cấm bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào theo quy định? (Hình từ internet)

Thả diều tại khi vực cấm bị phạt hành chính bao nhiêu?

Tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;
b) Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;
c) Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;
d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;
e) Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;
...

Đồng thời tại Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, trường hợp thả diều tại khu vực cấm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Ngoài bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, người thả diều tại khu vực cấm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung nào?

Tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung với hành vi thả diều tại khu vực cấm như sau:

Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và i khoản 3 và khoản 9 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng phép bay từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 11 Điều này;
d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, e và g khoản 4 Điều này.
...

Theo quy định này thì ngoài bị xử lý hành chính bằng hình thức phạt tiền, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật vi phạm hành chính.

Gây rối trật tự công cộng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Gây rối trật tự công cộng có hậu quả xảy ra
Pháp luật
Gây rối trật tự công cộng bị xử lý như thế nào? Có được đăng hình ảnh gây rối trật tự công cộng của người khác lên mạng?
Pháp luật
Tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt là bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 có thể được hưởng án treo không?
Pháp luật
Hành vi say rượu gây mất trật tự công cộng có bị xử phạt hành chính không? Người sử dụng rượu bia ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Pháp luật
Khu vực cấm là gì? Thả diều tại khi vực cấm bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Tụ tập ăn nhậu vào dịp Tết Nguyên đán gây ồn ào, mất trật tự trong khu dân cư có bị phạt tù không?
Pháp luật
Đăng hình ảnh của người gây rối trật tự công cộng lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật hay không?
Pháp luật
Cổ vũ khi xem đánh nhau thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Nếu có thì mức phạt là bao nhiêu?
Pháp luật
Người mẫu phạm tội gây rối trật tự công cộng có thể đối diện với mức án cao nhất là 7 năm tù đúng không?
Pháp luật
Gây rối trật tự công cộng là gì? Phạm tội gây rối trật tự công cộng thì có được hưởng án treo không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Gây rối trật tự công cộng
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
2,050 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Gây rối trật tự công cộng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Gây rối trật tự công cộng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào