Khu vực bãi mìn được rà phá bom mìn theo thứ tự như thế nào? Người giám sát thi công rà phá bom mìn có nhiệm vụ như thế nào?
Khu vực bãi mìn là gì?
Khu vực bãi mìn được quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy trình kỹ thuật điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ ban hành kèm theo Thông tư 121/2021/TT-BQP như sau:
Khu vực bãi mìn là khu vực được phát hiện có bố trí mìn theo hoặc không theo một quy cách nhất định.
4. Khu vực không phải bãi mìn là khu vực không có mìn, nhưng có các loại bom đạn, vật nổ ở các mức độ khác nhau còn sót lại sau chiến tranh do hành động khác nhau của các bên liên quan.
5. Khu vực đặc biệt là khu vực trước đây là bãi hủy bom, đạn; các kho bom, đạn đã từng bị nổ nhiều lần; quanh các căn cứ, đồn bốt, trận địa cũ; một số khu vực thuộc vành đai biên giới phía Bắc có bố trí chồng lấn nhiều lớp mìn.
6. Khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ là khu vực được xác định có BMVN còn sót lại sau chiến tranh.
7. Khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn vật nổ là khu vực có dấu hiệu nghi ngờ về sự tồn tại của BMVN.
Như vậy, theo quy định trên thì khu vực bãi mìn là khu vực được phát hiện có bố trí mìn theo hoặc không theo một quy cách nhất định.
Khu vực bãi mìn được rà phá bom mìn theo thứ tự như thế nào? (Hình từ Internet)
Khu vực bãi mìn được rà phá bom mìn theo thứ tự như thế nào?
Khu vực bãi mìn được rà phá bom mìn theo thứ tự được quy định tại khoản 1 Điều 18 Quy trình kỹ thuật điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ ban hành kèm theo Thông tư 121/2021/TT-BQP như sau:
Thứ tự các bước rà phá bom mìn trên cạn
1. Khu vực bãi mìn.
a) Dọn mặt bằng bằng thủ công hoặc thủ công kết hợp đốt bằng xăng dầu hoặc dùng thuốc nổ;
b) Rà phá bom mìn vật nổ bằng thủ công đến độ sâu 0,07 m;
c) Rà phá bom mìn vật nổ bằng máy dò mìn ở độ sâu đến 0,3 m hoặc 0,5 m;
d) Đào đất kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 0,3 m hoặc 0,5 m;
đ) Rà phá bom mìn vật nổ bằng máy dò bom ở độ sâu lớn hơn 0,3 m đến 1 m, đến 3 m, đến 5 m hoặc đến 10 m;
e) Đào đất kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 1 m;
g) Đào đất kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 3 m;
h) Đào đất kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 5 m;
i) Đào đất kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 10 m;
k) RPBM ở độ sâu lớn hơn 5 m đến 10 m bằng phương pháp khoan lỗ;
l) Hủy nổ BMVN tại chỗ trên cạn.
2. Khu vực không phải là bãi mìn
Thực hiện dọn mặt bằng bằng thủ công hoặc thủ công kết hợp đốt bằng xăng dầu và các bước quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì khu vực bãi mìn được rà phá bom mìn theo thứ tự như sau:
- Dọn mặt bằng bằng thủ công hoặc thủ công kết hợp đốt bằng xăng dầu hoặc dùng thuốc nổ;
- Rà phá bom mìn vật nổ bằng thủ công đến độ sâu 0,07 m;
- Rà phá bom mìn vật nổ bằng máy dò mìn ở độ sâu đến 0,3 m hoặc 0,5 m;
- Đào đất kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 0,3 m hoặc 0,5 m;
- Rà phá bom mìn vật nổ bằng máy dò bom ở độ sâu lớn hơn 0,3 m đến 1 m, đến 3 m, đến 5 m hoặc đến 10 m;
- Đào đất kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 1 m;
- Đào đất kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 3 m;
- Đào đất kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 5 m;
- Đào đất kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 10 m;
- Rà phá bom mìn ở độ sâu lớn hơn 5 m đến 10 m bằng phương pháp khoan lỗ;
- Hủy nổ BMVN tại chỗ trên cạn.
Người giám sát thi công rà phá bom mìn có nhiệm vụ như thế nào?
Người giám sát thi công rà phá bom mìn có nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Quy trình kỹ thuật điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ ban hành kèm theo Thông tư 121/2021/TT-BQP như sau:
Giám sát thi công
1. Công tác giám sát phải được tiến hành trong suốt quá trình thi công, do người được cấp chứng chỉ thực hiện. Một người được phép giám sát tối đa cho 02 đội thi công.
2. Nhiệm vụ của người giám sát:
a) Kiểm tra lực lượng, trang bị trước khi thi công, thường xuyên có mặt tại hiện trường để giám sát việc tổ chức thi công RPBM theo đúng phương án kỹ thuật thi công đã được phê duyệt; chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong quá trình thi công và yêu cầu đơn vị thi công phải làm lại các diện tích không bảo đảm chất lượng.
b) Giám sát về phạm vi, diện tích đã RPBM, số lượng tín hiệu các loại đã tiến hành xử lý, thời gian xử lý tín hiệu, số lượng BMVN rà phá được trong ngày. Ký nhật ký thi công và chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng công việc mà mình đã xác nhận.
c) Nắm chắc phạm vi, khối lượng diện tích đã RPBM của đơn vị thi công, tránh bỏ sót diện tích; thường xuyên yêu cầu đơn vị kiểm tra chất lượng công việc đã hoàn thành.
Theo đó, người giám sát thi công rà phá bom mìn có các nhiệm vụ được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?