Khu dự trữ thiên nhiên được xác định là rừng đặc dụng khi có diện tích liền vùng tối thiểu bao nhiêu?
Khu dự trữ thiên nhiên được xác định là rừng đặc dụng khi có diện tích liền vùng tối thiểu bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chí rừng đặc dụng
...
2. Khu dự trữ thiên nhiên đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;
b) Là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
d) Diện tích liền vùng tối thiểu 5.000 ha, trong đó ít nhất 90% diện tích là các hệ sinh thái rừng.
...
Căn cứ trên quy định khu dự trữ thiên nhiên được xác định là rừng đặc dụng đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;
- Là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
- Diện tích liền vùng tối thiểu 5.000 ha, trong đó ít nhất 90% diện tích là các hệ sinh thái rừng.
Như vậy, khu dự trữ thiên nhiên được xác định là rừng đặc dụng khi có diện tích liền vùng tối thiểu 5.000 ha, trong đó ít nhất 90% diện tích là các hệ sinh thái rừng.
Khu dự trữ thiên nhiên được xác định là rừng đặc dụng khi có diện tích liền vùng tối thiểu bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Loại lâm sản nào được khai thác trong khu dự trữ thiên nhiên?
Theo khoản 1 Điều 52 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
1. Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, được quy định như sau:
a) Không khai thác lâm sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; không khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng;
b) Được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, nấm trong phân khu dịch vụ; hành chính của rừng đặc dụng;
c) Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Được thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
...
Căn cứ trên quy định loại lâm sản được khai thác trong khu dự trữ thiên nhiên bao gồm:
- Được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, nấm trong phân khu dịch vụ; hành chính của rừng đặc dụng;
- Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Được thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Lưu ý: Không khai thác lâm sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; không khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng;
Điều kiện để khai thác lâm sản trong khu dự trữ thiên nhiên là gì?
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
1. Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh
a) Đối tượng khai thác, thu thập mẫu vật: theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.
Căn cứ trên quy định về điều kiện để khai thác lâm sản trong khu dự trữ thiên nhiên như sau:
- Có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 Luật Lâm nghiệp 2017;
- Có quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 Luật Lâm nghiệp 2017;
- Có chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Luật Lâm nghiệp 2017.



-min.png)


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng đoàn thanh tra có cần phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra cho các thành viên đoàn thanh tra không?
- Thu hồi Giấy chứng nhận dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong trường hợp nào theo Nghị định 182?
- Quy định về ủy quyền cho chính quyền địa phương mới nhất? Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính thế nào?
- Hành vi bị nghiêm cấm tại cơ sở cai nghiện ma túy theo Quyết định 1567 mới nhất năm 2025?
- Tiêu chí thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ được quy định như thế nào?