Không thực hiện quyết định hạn chế khai thác nước dưới đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
- Những khu vực nào hạn chế khai thác nước dưới đất?
- Không thực hiện quyết định hạn chế khai thác nước dưới đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
- Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường được quyền xử phạt doanh nghiệp không thực hiện quyết định hạn chế khai thác nước dưới đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
Những khu vực nào hạn chế khai thác nước dưới đất?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2012 về các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất như sau:
Thăm dò, khai thác nước dưới đất
...
4. Hạn chế khai thác nước dưới đất tại các khu vực sau đây:
a) Khu vực có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước;
b) Khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ bị hạ thấp quá mức;
c) Khu vực có nguy cơ sụt, lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất;
d) Khu vực có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng;
đ) Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng.
...
Theo đó, khu vực nào hạn chế khai thác nước dưới đất là những khu vực được quy định tại khoản 4 Điều 52 nêu trên.
Khai thác nước dưới đất (Hình từ Internet)
Không thực hiện quyết định hạn chế khai thác nước dưới đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
Theo điểm b khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 29 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định khác về quản lý tài nguyên nước như sau:
Vi phạm các quy định khác về quản lý tài nguyên nước
...
7. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Xây dựng hồ chứa, đập, công trình khai thác nước trái quy hoạch tài nguyên nước;
b) Không thực hiện quyết định hạn chế khai thác nước dưới đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời hạn từ 01 tháng đến dưới 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định điểm d khoản 5, trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm; quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản 5 và khoản 6 Điều này.
...
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính như sau:
Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, doanh nghiệp không thực hiện quyết định hạn chế khai thác nước dưới đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
Đồng thời doanh nghiệp vi phạm còn bị đình chỉ hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng.
Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường được quyền xử phạt doanh nghiệp không thực hiện quyết định hạn chế khai thác nước dưới đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
Theo khoản 2 Điều 63 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 29 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quền của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường
...
2. Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
...
Như vậy, doanh nghiệp không thực hiện quyết định hạn chế khai thác nước dưới đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 500.000.000 đồng nên Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường không được quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?