Không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền?
- Không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền?
- Phần lợi bất hợp pháp thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước bị xử lý như thế nào?
- Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền phạt tiền đối với tổ chức không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước hay không?
Không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 51/2019/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm nghĩa vụ về phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước như sau:
Vi phạm nghĩa vụ về phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng tỷ lệ phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
2. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
...
Theo đó, hành vi không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đây là mức phạt đối với cá nhân có hành vi vi phạm, trường hợp tổ chức thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt gấp 02 lần cá nhân tức là phạt tiền từ 24.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 51/2019/NĐ-CP).
Phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước (Hình từ Internet)
Phần lợi bất hợp pháp thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước bị xử lý như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 51/2019/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm nghĩa vụ về phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước như sau:
Vi phạm nghĩa vụ về phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phân chia đúng tỷ lệ phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Như vậy, cá nhân, tổ chức thu lợi bất hợp pháp buộc phải phân chia đúng tỷ lệ phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức thu lợi bất hợp pháp buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên.
Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền phạt tiền đối với tổ chức không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước hay không?
Theo Điều 27 Nghị định 51/2019/NĐ-CP, Thanh tra chuyên ngành về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ về phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước.
Căn cứ theo khoản 5 Điều 28 Nghị định 51/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành về khoa học và công nghệ như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành về khoa học và công nghệ
...
5. Chánh Thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng có thời hạn: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, Giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh, Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Theo đó, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm.
Đây là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp phạt tiền đối với tổ chức thì thẩm quyền xử phạt gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Tức là Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng đối các hành vi vi phạm nghĩa vụ về phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước (Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 51/2019/NĐ-CP).
Mức phạt tiền cao nhất đối với tổ chức không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước là 40.000.000 đồng.
Vậy Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền phạt tiền đối với tổ không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?