Không lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm bị xử lý như thế nào?

Gần đây, trên địa bàn xã có đợt kiểm tra về an toàn thực phẩm. Khi kiểm tra cơ sở kinh doanh của tôi, do không lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm nên tôi đã bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 5 triệu đồng. Vậy cho tôi hỏi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này của tôi hay không và mức tiền xử phạt như vậy đã hợp lý hay chưa? Câu hỏi của anh Tâm từ TP.HCM

Cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm có buộc phải lưu trữ thông tin về nguồn gốc sản phẩm hay không?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 25/2019/TT-BYT quy định về trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm như sau:

Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm
1. Thiết lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, lưu trữ đầy đủ thông tin về lô sản phẩm thực phẩm, nguồn gốc, xuất xứ, an toàn sản phẩm, nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm thực phẩm theo quy định tại các Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này.
2. Lưu trữ và duy trì hệ thống dữ liệu thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm của cơ sở trong thời gian tối thiểu là 12 (mười hai) tháng kể từ ngày hết hạn sử dụng của lô sản phẩm, 24 tháng kể từ ngày sản xuất lô sản phẩm đối với dụng cụ, vật liệu chứa đựng, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và sản phẩm thực phẩm không yêu cầu bắt buộc ghi hạn sử dụng.
...

Như vậy, theo quy định pháp luật cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ thông tin về lô sản phẩm thực phẩm, nguồn gốc, xuất xứ, an toàn sản phẩm, nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm thực phẩm.

Không lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm bị xử lý như thế nào?

Không lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Không lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ Điều 26 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 14 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn như sau:

Vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không lưu trữ thông tin hoặc lưu trữ không đầy đủ thông tin để truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
...

Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Theo quy định trên, cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm không lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng với cá nhân, tổ chức là từ 10.000.000 đồng tới 14.000.000 đồng.

Như vậy, mức xử phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng về hành vi không lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm là đúng với quy định.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm của cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm hay không?

Căn cứ Điều 35 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm như sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 28 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 15 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:

Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng đối với cá nhân và 20.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
...

Như vậy, trong trường hợp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm của bạn.

Kinh doanh thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức kinh doanh thực phẩm chỉ được tăng cường những loại vi chất dinh dưỡng nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Chợ kinh doanh thực phẩm là gì? Yêu cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với chợ kinh doanh thực phẩm được quy định thế nào?
Pháp luật
Danh sách 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động?
Pháp luật
Điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh năm 2023? Trường hợp nào kinh doanh thực phẩm đông lạnh không cần GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh bị phạt vi phạm như thế nào? Kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có chịu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Nhà hàng nào không cần có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mà vẫn có thể kinh doanh dịch vụ ăn uống?
Pháp luật
Hộ kinh doanh thực phẩm cần đăng ký giấy tờ gì cho hoạt động sản xuất của mình? Hồ sơ, trình tự thủ tục để xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất yến ra sao?
Pháp luật
Không lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh thực phẩm vận chuyển sản phẩm động vật tới các tỉnh thành khác cần đảm bảo yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh thực phẩm
2,537 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh thực phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào