Không góp vốn có thể trở thành thành viên hợp tác xã? Nếu có thì điều kiện trở thành thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã là gì?
Không góp vốn có thể trở thành thành viên hợp tác xã?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Hợp tác xã 2023 có quy định về thành viên hợp tác xã như sau:
Giải thích từ ngữ
...
16. Thành viên bao gồm thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn và thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc thành viên của tổ hợp tác.
...
19. Thành viên liên kết không góp vốn bao gồm:
a) Thành viên không góp vốn, chỉ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Thành viên không góp vốn, chỉ góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Thành viên không góp vốn, chỉ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
20. Tổ chức lại hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
21. Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác do ít nhất 02 thành viên tự nguyện thành lập, cùng góp vốn, góp sức lao động để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
...
Theo đó, thành viên hợp tác xã bao gồm thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn và thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã.
Như vậy, không góp vốn vẫn có thể trở thành thành viên hợp tác xã, cụ thể là thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã khi đáp ứng các điều kiện tại khoản 19 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2023.
Không góp vốn có thể trở thành thành viên hợp tác xã? (hình từ internet)
Điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã đối với thành viên liên kết không góp vốn là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Luật Hợp tác xã 2023 thì điều kiện trở thành thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã như sau:
- Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; khi tham gia các giao dịch dân sự, lao động thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Các thành viên của tổ chức này phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã;
- Pháp nhân Việt Nam.
Có chấm dứt tư cách thành viên liên kết không góp vốn nếu thành viên không góp sức lao động vào hợp tác xã không?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã
1. Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên chính thức:
a) Thành viên là cá nhân đã chết; bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Thành viên là tổ chức chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
c) Hợp tác xã chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
d) Thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã;
đ) Thành viên bị khai trừ theo quy định của Điều lệ;
e) Thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc không góp sức lao động trong thời gian liên tục theo quy định của Điều lệ;
g) Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên không thực hiện góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong Điều lệ.
...
3. Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên liên kết không góp vốn:
a) Các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;
b) Không nộp phí thành viên theo quy định của Điều lệ.
...
Theo quy định trên, chấm dứt tư cách thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã trong trường hợp sau đây:
- Thành viên là cá nhân đã chết; bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Thành viên là tổ chức chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
- Hợp tác xã chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
- Thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã;
- Thành viên bị khai trừ theo quy định của Điều lệ;
- Thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc không góp sức lao động trong thời gian liên tục theo quy định của Điều lệ;
Như vậy, thành viên hợp tác xã không góp sức lao động trong thời gian liên tục theo quy định Điều lệ của hợp tác xã có thể bị chấm dứt tư cách thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch kiểm tra nội bộ tháng 11 năm học 2024 2025 các cấp? Kế hoạch tiến hành kiểm tra nội bộ trường học tháng 11 2024 2025?
- Mẫu Pano tuyên truyền Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Pano Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 ý nghĩa?
- Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn mới nhất? Hướng dẫn lập mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn?
- Ai có thẩm quyền phân cấp chấp thuận người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam?
- Có mấy hình thức thanh tra? Thanh tra đột xuất có phải công bố quyết định thanh tra hay không?