Không gian điều tra cơ bản tài nguyên điện thủy triều tập trung ở những khu vực nào theo Thông tư 03?

Không gian điều tra tài nguyên điện thủy triều tập trung ở các khu vực nào? Nội dung và mức độ điều tra cơ bản của tài nguyên điện thủy triều bao gồm những gì? Nguyên tắc phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới được quy định như thế nào?

Không gian điều tra tài nguyên điện thủy triều tập trung ở các khu vực nào?

Căn cứ Điều 18 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT quy định về không gian điều tra cơ bản tài nguyên điện thủy triều ưu tiên, tập trung ở các khu vực như sau:

- Các vùng ven biển có biên độ thủy triều lớn; đặc biệt là các vịnh, cửa sông và đầm phá.

- Các khu vực có điều kiện thuận lợi có thể phát triển điện thủy triều:

+ Khu vực phù hợp cho việc xây dựng đập thủy triều hoặc lắp đặt tua-bin chìm dưới nước để khai thác năng lượng thủy triều;

+ Khu vực gần bờ biển có điều kiện thuận lợi để truyền tải điện về bờ hoặc cung cấp điện cho các khu vực có nhu cầu năng lượng lớn như khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng biển;

+ Khu vực biển chưa sử dụng hoặc không thích hợp cho các hoạt động kinh tế - xã hội khác;

+ Khu vực có vị trí gần hạ tầng năng lượng phát triển; có khả năng kết nối với lưới điện sẵn có hoặc đã được quy hoạch.

Không gian điều tra cơ bản tài nguyên điện thủy triều tập trung ở những khu vực nào theo Thông tư 03?

Không gian điều tra cơ bản tài nguyên điện thủy triều tập trung ở những khu vực nào theo Thông tư 03? (Hình từ Internet)

Nội dung và mức độ điều tra cơ bản của tài nguyên điện thủy triều bao gồm những gì?

Căn cứ Điều 17 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT quy định nội dung và mức độ điều tra cơ bản của tài nguyên điện thủy triều bao gồm:

- Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu; khảo sát, đo đạc, phân tích, đánh giá về tài nguyên điện thủy triều:

+ Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu hiện có về thủy triều; khảo sát, đo đạc về thủy triều trong trường hợp có nhu cầu bổ sung thông tin, dữ liệu;

+ Thống kê các giá trị đặc trưng của thủy triều, bao gồm mực nước triều, biên độ thủy triều;

+ Phân tích điều hòa thủy triều để xác định, đánh giá đặc điểm thủy triều, phân loại thủy triều.

- Thu thập, tổng hợp các thông tin, dữ liệu về địa hình, khí tượng, thủy văn:

+ Đặc điểm địa hình đáy biển: độ sâu, độ dốc, cấu trúc đáy biển;

+ Cấu trúc ven biển: các đặc điểm tự nhiên (rừng ngập mặn, cửa sông,...) và nhân tạo (đê, cảng,...);

+ Các hiện tượng khí tượng, thủy văn về gió mạnh, mưa lớn, bão và các hiện tượng thiên tai khác tại khu vực điều tra.

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tiềm năng tài nguyên điện thủy triều tại khu vực điều tra; phân vùng các khu vực có triển vọng phát triển điện thủy triều.

Lưu ý: Căn cứ khoản 6 Điều 21 Luật Điện lực 2024 quy định kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản của tài nguyên điện thủy triều được bố trí từ các nguồn sau:

- Ngân sách nhà nước;

- Kinh phí của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chịu trách nhiệm thu xếp từ chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh và các nguồn vốn hợp pháp khác;

- Kinh phí của tổ chức, cá nhân tự nguyện tài trợ cho công tác điều tra cơ bản.

Nguyên tắc phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 20 Luật Điện lực 2024 quy định nguyên tắc phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới như sau:

- Bảo đảm an ninh cung cấp điện và an toàn hệ thống điện;

- Phát triển tại các vùng, miền, địa phương có tiềm năng, lợi thế về năng lượng tái tạo, năng lượng mới và đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng của hệ thống điện để tránh lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng do không giải tỏa được công suất nhằm khai thác hiệu quả các nguồn điện, bảo đảm độ tin cậy cung cấp điện; giảm tổn thất kỹ thuật, giảm áp lực truyền tải điện đi xa; bảo đảm yêu cầu về môi trường và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực phát triển;

- Bảo đảm đồng bộ kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tham gia nghiên cứu, hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng mới, tiến tới tự chủ về công nghệ tại một số khâu phù hợp;

- Ưu tiên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên bền vững, hợp lý và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và phục vụ xuất khẩu điện;

- Ưu tiên phát triển các dự án nguồn điện lớn để hình thành cụm nhà máy hoặc trung tâm năng lượng tái tạo nhằm phát huy lợi thế tự nhiên, hạ tầng lưới điện, phù hợp với khả năng giải tỏa công suất và yêu cầu vận hành hệ thống điện quốc gia của từng vùng, từng địa phương, phù hợp với điều kiện, trình độ công nghệ trong từng thời kỳ;

- Khuyến khích phát triển phù hợp điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời trên mặt nước, lòng hồ thủy lợi; ưu tiên phát triển tại mặt nước lòng hồ thủy điện hiện có, không phải đầu tư mới lưới điện truyền tải;

- Ưu tiên phát triển nguồn điện gió ngoài khơi gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới, biển đảo quốc gia.

Tài nguyên điện thủy triều
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Không gian điều tra cơ bản tài nguyên điện thủy triều tập trung ở những khu vực nào theo Thông tư 03?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài nguyên điện thủy triều
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
9 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào