Không được phẫu thuật tạo hình điều trị cứng gối sau chấn thương khi nào? Trước khi phẫu thuật thì cần phải chuẩn bị ra sao?
Khi nào không được phẫu thuật tạo hình điều trị cứng gối sau chấn thương?
Phẫu thuật tạo hình điều trị cứng gối sau chấn thương là một trong 90 quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục III Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tạo hình điều trị cứng gối sau chấn thương sau một ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH ĐIỀU TRỊ CỨNG GỐI SAU CHẤN THƯƠNG
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Nhiễm trùng đang tiến triển.
- Cấp máu cho vùng gối và chi dưới kém.
...
Như vậy, nếu người bệnh thuộc một trong các trường hợp sau có thể sẽ không được phẫu thuật tạo hình điều trị cứng gối sau chấn thương:
- Nhiễm trùng đang tiến triển.
- Cấp máu cho vùng gối và chi dưới kém.
Phẫu thuật tạo hình điều trị cứng gối sau chấn thương (Hình từ Internet)
Trước khi phẫu thuật tạo hình điều trị cứng gối sau chấn thương thì cần phải chuẩn bị ra sao?
Căn cứ theo Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật thay khớp gối bán phần sau một ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH ĐIỀU TRỊ CỨNG GỐI SAU CHẤN THƯƠNG
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Phẫu thuật viên chuyên khoa chấn thương chỉnh hình đã được đào tạo.
- 2 PTV phụ mổ.
2. Người bệnh và gia đình:
- Chuẩn bị tâm lý, cần được giải thích trước mổ về quá trình phẫu thuật, hậu phẫu và tập phục hồi chức năng sau mổ. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm cần thiết.
- Chuẩn bị người bệnh trước mổ: nhịn ăn, vệ sinh vùng mổ, kháng sinh dự phòng.
3. Phương tiện, trang thiết bị:
- Bộ dụng cụ mổ phần mềm chi dưới.
- Bộ dụng cụ mổ chấn thương chung.
- Thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 40phút
...
Theo đó, ở bước chuẩn bị trước khi phẫu thuật thì thực hiện như sau:
Người thực hiện:
- Phẫu thuật viên chuyên khoa chấn thương chỉnh hình đã được đào tạo.
- 2 PTV phụ mổ.
Người bệnh và gia đình:
- Chuẩn bị tâm lý, cần được giải thích trước mổ về quá trình phẫu thuật, hậu phẫu và tập phục hồi chức năng sau mổ. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm cần thiết.
- Chuẩn bị người bệnh trước mổ: nhịn ăn, vệ sinh vùng mổ, kháng sinh dự phòng.
Phương tiện, trang thiết bị:
- Bộ dụng cụ mổ phần mềm chi dưới.
- Bộ dụng cụ mổ chấn thương chung.
- Thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
Dự kiến thời gian phẫu thuật: 40phút
Phẫu thuật tạo hình điều trị cứng gối sau chấn thương xong thì cần phải theo dõi người bệnh không?
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật thay khớp gối bán phần sau một ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH ĐIỀU TRỊ CỨNG GỐI SAU CHẤN THƯƠNG
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Theo dõi tình trạng toàn thân: Mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tri giác.
- Theo dõi tình trạng thiếu máu: Da niêm mạc nhợt.
- Theo dõi tình trạng chi thể: Màu sắc da, vết thương.
- Hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau mổ.
- Kháng sinh đường tiêm dùng 5-7 ngày sau mổ.
- Giảm đau sau mổ đường tiêm hoặc uống.
2. Tai biến và xử trí:
- Chảy máu vết mổ: Băng chun ép cầm máu, có thể phải mở vết mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng vết mổ: Tách chỉ vết mổ, thay băng làm sạch vết mổ hàng ngày, dùng thuốc theo kháng sinh đồ.
- Cứng gối sau mổ: Nếu sau 3 tháng tập phục hồi chức năng mà gối chưa gấp được 90 độ thì cần tập gấp gối có gây mê hoặc gây tê tủy sống.
Theo đó, có thể thấy rằng người bệnh sẽ phải tiếp tục theo dõi các yếu tố như sau:
- Theo dõi tình trạng toàn thân: Mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tri giác.
- Theo dõi tình trạng thiếu máu: Da niêm mạc nhợt.
- Theo dõi tình trạng chi thể: Màu sắc da, vết thương.
- Hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau mổ.
- Kháng sinh đường tiêm dùng 5-7 ngày sau mổ.
- Giảm đau sau mổ đường tiêm hoặc uống.
Bên cạnh đó nếu xảy ra tai biến thì người bệnh cần phải báo ngay cho người thực hiện để tiến hành xử trí như sau:
- Chảy máu vết mổ: Băng chun ép cầm máu, có thể phải mở vết mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng vết mổ: Tách chỉ vết mổ, thay băng làm sạch vết mổ hàng ngày, dùng thuốc theo kháng sinh đồ.
- Cứng gối sau mổ: Nếu sau 3 tháng tập phục hồi chức năng mà gối chưa gấp được 90 độ thì cần tập gấp gối có gây mê hoặc gây tê tủy sống.
Như vậy, phẫu thuật tạo hình điều trị cứng gối sau chấn thương xong thì cần phải thực hiện theo dõi tiếp tục như quy trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện theo Luật Đất đai mới nhất có dựa vào kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ trước?
- Bản đồ kế hoạch sử dụng đất là gì? Việc lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện bao gồm những gì?
- Năm cá nhân số 2 năm 2025 có ý nghĩa như thế nào? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh theo Luật Đất đai mới nhất là gì?
- Mẫu hợp đồng lao động với người cao tuổi? Người lao động cao tuổi được áp dụng chế độ làm việc như thế nào?