Không đáp ứng điều kiện về phòng thử nghiệm thì doanh nghiệp phân phối xăng dầu bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Doanh nghiệp phân phối xăng dầu có bắt buộc phải có phòng thí nghiệm không?
- Không đáp ứng điều kiện về phòng thử nghiệm thì doanh nghiệp phân phối xăng dầu bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền xử phạt doanh nghiệp phân phối xăng dầu không đáp ứng điều kiện về phòng thử nghiệm không?
Doanh nghiệp phân phối xăng dầu có bắt buộc phải có phòng thí nghiệm không?
Căn cứ khoản 4 Điều 13 Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với thương nhân phân phối xăng dầu như sau:
Điều kiện đối với thương nhân phân phối xăng dầu
Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu:
...
4. Có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc có hợp đồng dịch vụ thuê cơ quan nhà nước có phòng thử nghiệm đủ năng lực kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng.
...
Theo quy định trên, doanh nghiệp phân phối xăng dầu phải có phòng thí nghiệm thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc có hợp đồng dịch vụ thuê cơ quan nhà nước có phòng thử nghiệm đủ năng lực kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Phân phối xăng dầu (Hình từ Internet)
Không đáp ứng điều kiện về phòng thử nghiệm thì doanh nghiệp phân phối xăng dầu bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại điểm b khoản 3, khoản 4 Điều 17 Nghị định 99/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh đối với thương nhân phân phối xăng dầu như sau:
Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh đối với thương nhân phân phối xăng dầu
...
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định;
b) Không đáp ứng điều kiện về phòng thử nghiệm theo quy định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo đó, doanh nghiệp phân phối xăng dầu không đáp ứng điều kiện về phòng thử nghiệm theo quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đồng thời doanh nghiệp vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền xử phạt doanh nghiệp phân phối xăng dầu không đáp ứng điều kiện về phòng thử nghiệm không?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 63 Nghị định 99/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 4 Nghị định 17/2022/NĐ-CP về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam, Quản lý thị trường và Thanh tra
1. Phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
...
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này (trừ trường hợp người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 4, 5, 6 Điều 6 và khoản 5, 6 Điều 7) theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 56 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Theo khoản 3 Điều 56 Nghị định 99/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 4 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do doanh nghiệp phân phối xăng dầu không đáp ứng điều kiện về phòng thử nghiệm theo quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?