Không công bố công khai công lệnh tốc độ trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp theo quy định thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Trình tự xây dựng, công bố công lệnh tốc độ được thực hiện như thế nào?
- Không công bố công khai công lệnh tốc độ trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp theo quy định thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi không công bố công khai công lệnh tốc độ trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp theo quy định là bao lâu?
Trình tự xây dựng, công bố công lệnh tốc độ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 27/2018/TT-BGTVT thì trình tự xây dựng, công bố công lệnh tốc độ được thực hiện như sau:
- Đối với đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia:
+ Căn cứ trạng thái kỹ thuật cho phép, khả năng khai thác của công trình đường sắt và tải trọng của phương tiện giao thông đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xây dựng dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia;
+ Doanh nghiệp được giao quản lý tuyến đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ;
+ Trước 30 ngày so với ngày dự kiến công bố, doanh nghiệp chủ trì xây dựng dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ quy định tại điểm a, điểm b Khoản này gửi đến Cục Đường sắt Việt Nam để tham gia ý kiến;
+ Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ theo quy định của Thông tư này, Cục Đường sắt Việt Nam có ý kiến bằng văn bản gửi doanh nghiệp chủ trì xây dựng dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ;
+ Doanh nghiệp chủ trì xây dựng dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ và công bố theo quy định của Luật Đường sắt;
+ Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày công bố, công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ phải được gửi đến Cục Đường sắt Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh có đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt khác có liên quan để triển khai thực hiện;
+ Công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ phải được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và có hiệu lực sau 05 ngày kể từ ngày công bố.
- Đối với đường sắt chuyên dùng, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng tự xây dựng và công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên tuyến đường sắt do mình đầu tư.
Không công bố công khai công lệnh tốc độ trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp theo quy định thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)
Không công bố công khai công lệnh tốc độ trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp theo quy định thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 45 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ, biểu đồ chạy tàu như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ, biểu đồ chạy tàu
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố hoặc công bố không đầy đủ nội dung biểu đồ chạy tàu trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp theo quy định.
b) Không công bố công khai công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp theo quy định.
...
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không công bố công khai công lệnh tốc độ trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp theo quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi không công bố công khai công lệnh tốc độ trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp theo quy định là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi không công bố công khai công lệnh tốc độ trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp theo quy định là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?