Khoản nợ vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước gồm những khoản nợ nào theo Quyết định 02?
- Quyết định 02 về cơ chế xử lý rủi ro tín dụng có áp dụng đối với khoản nợ vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước không?
- Khoản nợ vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước gồm những khoản nợ nào theo Quyết định 02?
- Nguyên tắc xử lý rủi ro tín dụng được pháp luật quy định thế nào?
Quyết định 02 về cơ chế xử lý rủi ro tín dụng có áp dụng đối với khoản nợ vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 02/2025/QĐ-TTg có quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về cơ chế xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ vay mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Phát triển) chịu rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Phát triển, gồm:
1. Khoản nợ vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
2. Khoản nợ vay bắt buộc bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại.
3. Khoản nợ vay khác của Ngân hàng Phát triển chịu rủi ro tín dụng
Theo đó, Quyết định 02/2025/QĐ-TTg quy định về cơ chế xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ vay mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Phát triển) chịu rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Phát triển sẽ được áp dụng đối với khoản nợ vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Khoản nợ vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước gồm những khoản nợ nào theo Quyết định 02? (Hình từ Internet)
Khoản nợ vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước gồm những khoản nợ nào theo Quyết định 02?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 02/2025/QĐ-TTg có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Khoản nợ vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước” là các khoản nợ vay gồm:
a) Khoản nợ vay theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước;
b) Khoản nợ vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đối với các hợp đồng đã ký trước ngày Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước có hiệu lực thi hành (sau đây gọi tắt là Nghị định số 32/2017/NĐ-CP);
c) Khoản nợ vay theo chương trình, dự án do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao mà Ngân hàng Phát triển được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và/hoặc phí quản lý;
d) Khoản nợ vay Ngân hàng Phát triển nhận bàn giao từ tổ chức tiền thân.
2. “Khoản nợ vay bắt buộc bảo lãnh” là các khoản nợ vay bắt buộc sau khi Ngân hàng Phát triển thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. “Khoản nợ vay khác” là các khoản nợ vay gồm:
a) Khoản nợ vay Ngân hàng Phát triển cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ do Ngân hàng Phát triển chịu rủi ro tín dụng;
b) Khoản nợ vay khác của Ngân hàng Phát triển theo lãi suất thỏa thuận, không được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và phí quản lý.
4. “Rủi ro tín dụng” là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển do khách hàng không có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ vay (gốc, lãi) của mình theo đúng Hợp đồng tín dụng hoặc Hợp đồng nhận nợ nguyên tắc/Hợp đồng nhận nợ bắt buộc theo quy định của pháp luật về việc Ngân hàng Phát triển bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại (sau đây gọi tắt là Hợp đồng nhận nợ) đã ký với Ngân hàng Phát triển.
...
Theo đó, khoản nợ vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bao gồm các khoản nợ vay, cụ thể như sau:
- Khoản nợ vay theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước;
- Khoản nợ vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đối với các hợp đồng đã ký trước ngày Nghị định 32/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước có hiệu lực thi hành (sau đây gọi tắt là Nghị định 32/2017/NĐ-CP);
- Khoản nợ vay theo chương trình, dự án do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao mà Ngân hàng Phát triển được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và/hoặc phí quản lý;
- Khoản nợ vay Ngân hàng Phát triển nhận bàn giao từ tổ chức tiền thân.
Nguyên tắc xử lý rủi ro tín dụng được pháp luật quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 02/2025/QĐ-TTg quy định như sau:
Theo đó, nguyên tắc xử lý rủi ro tín dụng được pháp luật quy định bao gồm:
(1) Việc xử lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo đầy đủ điều kiện, hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Quyết định 02/2025/QĐ-TTg và quy định của pháp luật có liên quan.
(2) Việc xử lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển phải gắn trách nhiệm của Ngân hàng Phát triển, khách hàng vay vốn và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cho vay, thu hồi và xử lý nợ vay.
(3) Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra rủi ro tín dụng hoặc vi phạm trong quá trình xử lý nợ bị rủi ro tín dụng phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Quyết định 02/2025/QĐ-TTg và quy định của pháp luật liên quan.
(4) Ngân hàng Phát triển sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro theo quy định tại Quyết định 02/2025/QĐ-TTg và quy định của pháp luật có liên quan.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp có phải công khai diện tích đất chưa cho thuê không?
- An toàn lao động là gì? Người lao động có những quyền lợi gì trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động?
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ BHXH có bị trích 10% thuế TNCN khi làm hợp đồng thuê khoán không?
- Thuyết minh về ngôi trường em đang học ngắn gọn? Dàn ý thuyết minh về ngôi trường em đang học chi tiết?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ được xác định trên cơ sở nguyên tắc phân định thẩm quyền như thế nào?