Khi xét thăng hạng lên chức danh giảng viên chính thì những hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nào của giảng viên đại học được dùng để xét?
- Những hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nào của giảng viên đại học được tính điểm khi xét thăng hạng lên chức danh giảng viên chính?
- Giảng viên đại học được xét thăng hạng lên chức danh giảng viên chính theo hình thức thế nào?
- Việc xác định giảng viên đại học được thăng hạng lên chức danh giảng viên chính được thực hiện thế nào?
Những hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nào của giảng viên đại học được tính điểm khi xét thăng hạng lên chức danh giảng viên chính?
Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giảng viên đại học được tính điểm khi xét thăng hạng (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT thì các kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được tính điểm quy đổi khi xét thăng hạng lên chức danh giảng viên chính bao gồm:
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
- Bài báo khoa học;
- Sách phục vụ đào tạo: Sách chuyên khảo, sách giáo trình, sách tham khảo, sách hướng dẫn;
- Kết quả hướng dẫn học viên được cấp bằng thạc sỹ; hướng dẫn học viên bảo vệ thành công luận văn chuyên khoa hoặc bác sỹ nội trú đối với giảng viên giảng dạy các ngành thuộc nhóm ngành khoa học sức khỏe; hướng dẫn nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sỹ;
- Công trình nghiên cứu, sáng tác được giải thưởng quốc gia, quốc tế đối với giảng viên giảng dạy các ngành nghệ thuật; thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế đối với giảng viên giảng dạy các ngành thể dục thể thao.
Tuy nhiên, mỗi kết quả hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nêu trên được quy đổi phải có nội dung phù hợp với ngành, chuyên ngành đang giảng dạy của viên chức, phù hợp với vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhiệm.
Đối với viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp, điểm quy đổi kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được được tính từ sau khi viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giảng viên chính hoặc tương đương.
Giảng viên đại học được xét thăng hạng lên chức danh giảng viên chính theo hình thức thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nội dung và hình thức xét thăng hạng
...
2. Hình thức xét thăng hạng
Hình thức xét thăng hạng bao gồm việc xét hồ sơ theo Điều 36 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, thẩm định việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư này tương ứng với chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng; trong đó, có tính điểm quy đổi kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và được thực hiện qua 02 (hai) bước như sau:
a) Bước 1: Xét hồ sơ và thẩm định việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện chung xét thăng hạng quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư này tương ứng với chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng;
b) Bước 2: Tính điểm quy đổi kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức dự xét đã đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện chung của chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng ở Bước 1, thực hiện tính điểm theo quy định tại Điều 8 và Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì hình thức xét thăng hạng lên chức danh giảng viên chính được thực hiện như sau:
- Xét hồ sơ đăng ký xét thăng hạng lên chức danh giảng viên chính theo Điều 36 Nghị định 115/2020/NĐ-CP;
- Thẩm định việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT tương ứng với chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng;
Trong đó, có tính điểm quy đổi kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc xác định giảng viên đại học được thăng hạng lên chức danh giảng viên chính được thực hiện thế nào?
Tại Điều 9 Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT quy định về việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng. Theo đó, người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng lên chức danh giảng viên chính được xác định như sau:
- Là viên chức được Hội đồng xét thăng hạng xác định đạt tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT;
- Trong đó điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quy đổi đạt tối thiểu 3,5 (ba phẩy năm) điểm và lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp được giao.
Đối với trường hẹp có từ 02 (hai) người trở lên có điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quy đổi bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Viên chức là nữ;
- Viên chức là người dân tộc thiểu số;
- Viên chức có thời gian công tác nhiều hơn;
- Viên chức nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh).
Trường hợp vẫn không xác định được viên chức thăng hạng theo thứ tự ưu tiên trên thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có văn bản trao đổi với người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức và quyết định người trúng tuyển trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?