Khi xét công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan không áp dụng điều kiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đối với doanh nghiệp nào?
- Khi xét công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan không áp dụng điều kiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đối với doanh nghiệp nào?
- Hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan phải kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu được ưu tiên kiểm tra trước đúng không?
- Trách nhiệm của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan khi được cơ quan hải quan thông báo những sai sót là gì?
Khi xét công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan không áp dụng điều kiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đối với doanh nghiệp nào?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 08/2015/NĐ-CP về điều kiện để được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan:
Điều kiện để được áp dụng chế độ ưu tiên
...
3. Điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ:
Doanh nghiệp phải thực hiện và duy trì hệ thống, quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế trong toàn bộ dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất, nhập khẩu của mình.
4. Điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu:
a) Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch 100 triệu USD/năm;
b) Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đạt kim ngạch 40 triệu USD/năm;
c) Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam đạt kim ngạch 30 triệu USD/năm;
d) Đại lý thủ tục hải quan: số tờ khai làm thủ tục hải quan trong năm đạt 20.000 tờ khai/năm.
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, Điểm d Khoản này là kim ngạch bình quân trong 02 năm liên tiếp tính đến ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem xét, không bao gồm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác.
5. Không áp dụng điều kiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Khoản 4 Điều này đối với doanh nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao.
6. Bộ Tài chính xem xét áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định tại Điều 9 Nghị định này đối với hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trước khi cấp phép đầu tư đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản.
Như vậy, khi xét công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan không áp dụng điều kiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đối với doanh nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao.
Khi xét công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan không áp dụng điều kiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đối với doanh nghiệp nào? (Hình từ Internet)
Hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan phải kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu được ưu tiên kiểm tra trước đúng không?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP về chế độ ưu tiên:
Chế độ ưu tiên
1. Chế độ ưu tiên thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Hải quan.
2. Được cơ quan hải quan và các cơ quan kinh doanh cảng, kho bãi ưu tiên làm thủ tục giao nhận hàng hóa trước, ưu tiên kiểm tra giám sát trước.
3. Trường hợp hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, doanh nghiệp được đưa hàng hóa nhập khẩu về kho của doanh nghiệp để bảo quản trong khi chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành, trừ trường hợp pháp luật kiểm tra chuyên ngành có quy định hàng hóa phải kiểm tra tại cửa khẩu. Trường hợp hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu thì được ưu tiên kiểm tra trước.
4. Được miễn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật hải quan.
Như vậy, hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan thuộc trường hợp phải kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu thì được ưu tiên kiểm tra trước.
Trách nhiệm của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan khi được cơ quan hải quan thông báo những sai sót là gì?
Căn cứ tại Điều 26 Thông tư 72/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BTC về trách nhiệm của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên:
Trách nhiệm của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên
1. Tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, kiểm toán.
2. Thực hiện chế độ báo cáo hàng quý (theo mẫu 07/DNUT ban hành kèm theo Thông tư này) bằng phương thức điện tử gửi Tổng cục Hải quan.
3. Trong thời gian 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp nộp cho Tổng cục Hải quan báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán của năm trước.
4. Thực hiện việc tự kiểm tra, phát hiện, khắc phục sai sót, báo cáo cơ quan hải quan; duy trì các điều kiện doanh nghiệp ưu tiên.
5. Khi được cơ quan hải quan thông báo những sai sót hoặc những vấn đề chưa rõ trong hồ sơ hải quan, doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo đầy đủ, kịp thời những vấn đề cơ quan hải quan thông báo.
6. Thông báo cho Tổng cục Hải quan danh sách Đại lý làm thủ tục hải quan cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp.
7. Thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Hải quan quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế, kế toán của cơ quan có thẩm quyền đối với doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
Như vậy, khi được cơ quan hải quan thông báo những sai sót hoặc những vấn đề chưa rõ trong hồ sơ hải quan, doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo đầy đủ, kịp thời những vấn đề cơ quan hải quan thông báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?