Khi xây dựng nhà phố liên kế trong Thành phố Hồ Chí Minh thì cần phải đáp ứng các yêu cầu về kiến trúc như thế nào?

Cho tôi hỏi hiện nay các dạng nhà ở liên kế tại Thành Phố Hồ Chính Minh ngoài khu vực quận 1 ra thì thường tập trung ở khu vực nào khác? Khi xây dựng nhà phố liên kế thì cần phải đáp ứng yêu cầu về kiến trúc như thế nào mới phù hợp? Câu hỏi của anh Khánh từ TP.HCM.

Nhà phố liên kế là gì?

Căn cứ khoản 9 Điều 3 Quy chế quản lý kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 56/2021/QĐ-UBND định nghĩa về nhà ở liên kế khu vực Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Giải thích từ ngữ
...
7. Nhà ở riêng lẻ:
Là nhà ở được xây dựng trên thửa đất riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập (theo điểm 1.4.11 QCVN 01:2021/BXD).
8. Nhà ở liên kế:
Là loại nhà ở riêng lẻ của các hộ gia đình, cá nhân được xây dựng liền nhau, thông nhiều tầng được xây dựng sát nhau thành dãy trong những lô đất nằm liền nhau và có chiều rộng nhỏ hơn so với chiều sâu (chiều dài) của nhà, cùng sử dụng chung một hệ thống hạ tầng của khu vực đô thị (theo điểm 3.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 về “Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế - sau đây viết tắt là TCVN 9411:2012).
9. Nhà phố liên kế (nhà phố):
Là loại nhà ở liên kế, được xây dựng trên các trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch đã được duyệt. Nhà liên kế mặt phố ngoài chức năng để ở còn sử dụng làm cửa hàng buôn bán, dịch vụ văn phòng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ và các dịch vụ khác (theo điểm 3.3_TCVN 9411:2012).
...

Theo quy định trên thì nhà ở liên kế trong khu vực Thành phố Hồ Chính Minh là loại nhà ở riêng lẻ của các hộ gia đình, cá nhân được xây dựng liền nhau, thông nhiều tầng được xây dựng sát nhau thành dãy trong những lô đất nằm liền nhau và có chiều rộng nhỏ hơn so với chiều sâu (chiều dài) của nhà, cùng sử dụng chung một hệ thống hạ tầng của khu vực đô thị.

Nhà phố liên kế là một dạng của nhà ở liên kế, được xây dựng trên các trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch đã được duyệt.

Nhà liên kế mặt phố ngoài chức năng để ở còn sử dụng làm cửa hàng buôn bán, dịch vụ văn phòng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ và các dịch vụ khác.

Khi xây dựng nhà phố liên kế trong Thành phố Hồ Chí Minh thì cần phải đáp ứng các yêu cầu về kiến trúc như thế nào?

Khi xây dựng nhà phố liên kế trong Thành phố Hồ Chí Minh thì cần phải đáp ứng các yêu cầu về kiến trúc như thế nào? (Hình từ Internet)

Nhà phố liên kế thường tập trung ở phân khu nào trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh?

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 6 Quy chế quản lý kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 56/2021/QĐ-UBND quy định về trung tâm tổng hợp chính của Thành phố như sau:

Định hướng kiến trúc, không gian cảnh quan
...
c) Trung tâm tổng hợp chính của Thành phố:
Là nơi tập trung nhiều công trình hành chính, văn hóa, thương mại, dịch vụ, các công trình điểm nhấn, hiện đại và các công trình có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật.
- Khu nội thành cũ trên địa bàn Quận 1, Quận 3 và một phần Quận 4, quận Bình Thạnh có quy mô 930 ha, cân đối một cách hợp lý việc phát triển cao tầng ở khu vực lõi trung tâm hiện hữu để giảm bớt sự quá tải lên cơ sở hạ tầng hiện hữu; đồng thời hạn chế các tác động xấu đối với cấu trúc đô thị và các giá trị văn hóa - xã hội, các di sản kiến trúc. Việc phát triển cao tầng chủ yếu tại khu vực tam giác Lê Lợi - Nguyễn Huệ - Hàm Nghi và một số điểm nhấn như vòng xoay chợ Bến Thành, trục Lê Lợi nối dài,… Toàn bộ khu vực 930ha được quy hoạch phân chia thành 5 phân khu:
...
Phân khu 5: đây là khu vực lân cận phân khu 1 về phía Nam, với đa số là dạng nhà phố hiện hữu, thuộc một phần Quận 1 và Quận 4; diện tích khoảng 117,5ha. Trong khu lân cận CBD, sẽ cho phép phát triển công trình cao tầng ở các khối gần với nhà ga Bến Thành, dọc đường Hàm Nghi, kênh Bến Nghé và đoạn nối dài của đường Nguyễn Thái Học sang Quận 4 - những nơi bố trí chức năng văn phòng và thương mại. Đặc biệt, với các ô phố gần nhà ga Bến Thành - nơi tập trung 4 tuyến UMRT, xe buýt và BRT - sẽ cho phép chiều cao tối đa công trình hơn 200m. Áp dụng tiêu chí ưu đãi đối với các dự án công trình áp dụng nguyên lý mô hình TOD và yêu cầu cải tạo chỉnh trang đô thị.
...

Theo đó, nhà phố liên kế thường tập trung ở phân khu 5 trong tổng 05 phân khu của Thành phố Hồ Chí Minh. Phân khu 05 thuộc một phần Quận 1 và Quận 4; diện tích khoảng 117,5ha.

Khi xây dựng nhà phố liên kế trong Thành phố Hồ Chí Minh thì cần phải đáp ứng các yêu cầu về kiến trúc như thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 9 Quy chế quản lý kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 56/2021/QĐ-UBND quy định về công trình nhà ở như sau:

Quy định đối với kiến trúc các loại hình công trình
...
2. Công trình nhà ở:
a) Công trình nhà liên kế trong khu vực nhà ở hiện trạng trong đô thị:
- Công trình nhà ở liên kế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại Phụ lục 18.
- Khi thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo nhà liên kế xen kẽ dọc theo đường phố phải hài hòa với tổng thể kiến trúc tuyến phố và phải bảo đảm mỹ quan riêng của công trình.
- Thiết kế công trình phải đảm bảo các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy, môi trường, giao thông, các tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn xây dựng và các quy định hiện hành.
- Khuyến khích hợp khối công trình nhà ở liên kế trong khu vực dân cư hiện hữu đối với các lô đất có quy mô diện tích mỗi lô từ 15m2 đến dưới 36m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3,0m trở lên.
...

Dẫn chiếu Phụ lục 18 Tải về ban hành kèm theo Quyết định 56/2021/QĐ-UBND thì khi xây dựng nhà phố liên kế cần đáp ứng các yêu cầu kiến trúc đối với nhà ở liên kế như sau:

(1) Việc xây dựng mới, cải tạo nhà liên kế đảm bảo sự thống nhất, hài hòa về hình thức, cao độ nền, chiều cao chuẩn ở vị trí mặt tiền nhà trên từng đoạn phố, tuyến phố hoặc khu đô thị.

(2) Đối với các dãy nhà ở liên kế có khoảng lùi hiện hữu (chỉ giới xây dựng không trùng với chỉ giới đường đỏ) cơ quan quản lý quy hoạch có thẩm quyền căn cứ vào hiện trạng kiến trúc khu vực và các yêu cầu được quy định tại Phụ lục này để quy định về khoảng lùi công trình cho phù hợp.

(3) Trường hợp xây dựng với mật độ xây dựng tối đa 100%, phương án thiết kế cần có giải pháp thông gió và chiếu sáng tự nhiên hợp lý.

Nhà ở liên kế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhà liền kề là kiểu nhà như thế nào? Chiều cao của nhà liền kề sẽ phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Pháp luật
TCVN 9411:2012 về Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế? Phạm vi áp dụng TCVN 9411:2012 như thế nào?
Pháp luật
Khi xây dựng nhà phố liên kế trong Thành phố Hồ Chí Minh thì cần phải đáp ứng các yêu cầu về kiến trúc như thế nào?
Pháp luật
Nhà ở liên kế được xây dựng theo dự án phải đảm bảo đạt diện tích tối thiểu là bao nhiêu mét vuông?
Pháp luật
Khi thiết kế xây dựng nhà ở liên kế mặt phố thì cần phải chú ý các quy định nào? Nhà ở liên kế mặt phố có bắt buộc phải có tường chung?
Pháp luật
Việc lắp đặt hệ thống điện cho nhà ở liên kế có sân vườn cần phải đáp ứng được những yêu cầu nào?
Pháp luật
Tùy vào vị trí và kích thước của từng lô đất, chiều cao của nhà ở liên kế có thể được thiết kế như thế nào?
Pháp luật
Khi thiết kế mặt đứng cho một dãy nhà ở liên kế mặt phố cần đảm bảo các nguyên tắc gì? Nhà ở liên kế có được xem là nhà ở riêng lẻ hay không?
Pháp luật
Chiều cao của nhà ở liên kế phải tuân thủ theo các yêu cầu như thế nào? Có phải tổ chức đường giao thông cho khu nhà ở liên kế không?
Pháp luật
Các quy định về phòng cháy chữa cháy cho nhà ở liên kế phải tuân thủ thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà ở liên kế
2,131 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà ở liên kế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào