Khi vận động tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân cần tuân thủ nguyên tắc nào?

Cho tôi hỏi các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm những cơ sở nào? khi vận động tài trợ cho các cơ sở giáo dục này thì cần tuân thủ những nguyên tắc nào và hình thức tài trợ ra sao? Câu hỏi của chị Huyền từ TP.HCM.

Cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm những cơ sở nào?

Căn cứ Điều 1 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định về cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, các loại trường chuyên biệt cơ sở giáo dục thường xuyên, trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi là cơ sở giáo dục);
b) Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
3. Tài trợ cho giáo dục quy định tại Thông tư này là các khoản đóng góp hỗ trợ tự nguyện không hoàn lại bằng tiền, hiện vật hoặc phi vật chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (sau đây gọi là nhà tài trợ) cho các cơ sở giáo dục.
...

Theo quy định trên thì cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, các loại trường chuyên biệt cơ sở giáo dục thường xuyên, trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi là cơ sở giáo dục).

vận động tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

Vận động tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (hình từ Internet)

Khi vận động tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân cần tuân thủ nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc vận động tài trợ như sau:

Nguyên tắc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ
1. Việc tài trợ phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc, không quy định mức tài trợ bình quân, không quy định mức tài trợ tối thiểu, không lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục để ép buộc đóng góp và không coi huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo.
2. Việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ phải được công bố, niêm yết công khai tại cơ sở giáo dục được nhận tài trợ và tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.
3. Việc quản lý, sử dụng các khoản tài trợ phải theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích và không để thất thoát, lãng phí.
4. Không tiếp nhận các hiện vật không đáp ứng mục đích sử dụng trong cơ sở giáo dục, hiện vật độc hại, nguy hiểm đối với môi trường, sức khỏe của cán bộ, giáo viên, nhân viên và người học.
5. Khuyến khích các nhà tài trợ tự tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt hoàn chỉnh để bàn giao cho cơ sở giáo dục theo sự thỏa thuận và hướng dẫn của cơ sở giáo dục.
6. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tài trợ, ủng hộ để phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, hỗ trợ hoạt động dạy - học, hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục.

Theo quy định trên thì việc vận động các khoản tài trợ phải được công bố, niêm yết công khai tại cơ sở giáo dục được nhận tài trợ và tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Khi tài trợ cho các cơ sở giáo dục phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc, không quy định mức tài trợ bình quân, không quy định mức tài trợ tối thiểu, không lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục để ép buộc đóng góp và không coi huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo.

Có thể tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo các hình thức nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT thì có thể tài trợ cho cơ sở giáo dục theo các hình thức sau:

- Tài trợ bằng tiền: Nhà tài trợ sẽ chuyển một khoản tiền bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ, kim cương, đá quý, kim loại quý trực tiếp cho cơ sở giáo dục hoặc thông qua tài khoản của cơ sở giáo dục mở tại Kho bạc nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại.

- Tài trợ bằng hiện vật: Nhà tài trợ chuyển giao cho cơ sở giáo dục các hiện vật như sách, vở, quần áo, lương thực, thực phẩm, vật liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học, công trình xây dựng và các hiện vật khác có giá trị sử dụng, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người học và cơ sở giáo dục.

- Đối với hình thức tài trợ bằng công trình, việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, cấp giấy phép xây dựng, quản lý chất lượng công trình, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo hiểm công trình xây dựng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư xây dựng.

- Tài trợ phi vật chất: Nhà tài trợ chuyển giao hoặc cấp quyền sử dụng không thu tiền đối với bản quyền và quyền sở hữu các tài sản thuộc sở hữu trí tuệ; quyền sử dụng đất; đóng góp ngày công lao động; cung cấp dịch vụ đào tạo, tham quan, khảo sát, hội thảo, chuyên gia tư vấn miễn phí cho cơ sở giáo dục.

Hệ thống giáo dục quốc dân Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hệ thống giáo dục quốc dân
Tài trợ cho giáo dục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho ai? Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do cơ quan nào cấp?
Pháp luật
Chương trình giáo dục là gì? Chương trình giáo dục phải bảo đảm điều gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Hệ thống giáo dục quốc dân có bao gồm giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật giáo dục?
Pháp luật
Tổng quát về hệ thống giáo dục quốc dân như thế nào? Nền giáo dục Việt Nam lấy gì làm nền tảng?
Pháp luật
Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học khi nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tải về sơ đồ khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân? Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân do ai quyết định phê duyệt?
Pháp luật
Hệ thống giáo dục quốc dân là gì? Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định thế nào?
Pháp luật
Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm những văn bằng nào? Cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân là cấp nào?
Pháp luật
Các cấp bậc của hệ thống giáo dục quốc dân nước ta hiện nay? Giáo dục phổ thông có yêu cầu gì về nội dung, phương pháp không?
Pháp luật
Giáo dục chính quy là gì? Hệ thống giáo dục chính quy có nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống giáo dục quốc dân
1,997 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống giáo dục quốc dân Tài trợ cho giáo dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống giáo dục quốc dân Xem toàn bộ văn bản về Tài trợ cho giáo dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào