Khi triển khai lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm viên chức giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính thì viên chức tập sự có được tham gia hay không?
- Khi triển khai lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm viên chức giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính thì viên chức tập sự có được tham gia hay không?
- Trường hợp một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu thì có được bỏ phiếu tín nhiệm nhiều lần hay không?
- Phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm viên chức giữ chức danh lãnh đạo như thế nào thì được xem là hợp lệ?
Khi triển khai lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm viên chức giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính thì viên chức tập sự có được tham gia hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1699/QĐ-BTC năm 2018 quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm viên chức như sau:
Quy định về việc lấy phiếu giới thiệu/phiếu tín nhiệm
1. Khi triển khai lấy phiếu giới thiệu/phiếu tín nhiệm, các trường hợp sau đây không được tham gia bỏ phiếu:
a) Công chức, viên chức tập sự;
b) Người lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thời gian công tác thực tế tại cơ quan, đơn vị dưới 12 tháng.
c) Công chức, viên chức đang trong thời gian biệt phái công tác tại đơn vị khác.
...
Như vậy, theo quy định thì viên chức tập sự không được tham gia bỏ phiếu tín nhiệm khi triển khai lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm viên chức giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính.
Khi triển khai lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm viên chức giữ chức danh lãnh đạo tại đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính thì viên chức tập sự có được tham gia hay không? (Hình từ Internet)
Trường hợp một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu thì có được bỏ phiếu tín nhiệm nhiều lần hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1699/QĐ-BTC năm 2018 quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm viên chức như sau:
Quy định về việc lấy phiếu giới thiệu/phiếu tín nhiệm
...
2. Trường hợp một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu thì khi bỏ phiếu giới thiệu/tín nhiệm thì chỉ bỏ một phiếu.
3. Phiếu giới thiệu/tín nhiệm ghi sẵn các phương án nhân sự đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kết quả của Hội nghị giới thiệu Bước trước.
Trường hợp cấp có thẩm quyền phê duyệt phương thức thăm dò nguồn nhân sự quy hoạch để lựa chọn một nhân sự lấy phiếu tín nhiệm thì tại phiếu giới thiệu ghi tất các phương án nhân sự trong quy hoạch để lấy phiếu thăm dò.
Mỗi thành viên tham dự hội nghị đồng ý và giới thiệu thêm không quá số lượng bổ nhiệm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu giới thiệu nhân sự khác thì ghi trực tiếp vào phiếu. Người được giới thiệu bổ nhiệm phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
...
Như vậy, trường hợp một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu thì khi bỏ phiếu tín nhiệm chỉ được bỏ một phiếu.
Phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm viên chức giữ chức danh lãnh đạo như thế nào thì được xem là hợp lệ?
Căn cứ khoản 7 Điều 12 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1699/QĐ-BTC năm 2018 quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm viên chức như sau:
Quy định về việc lấy phiếu giới thiệu/phiếu tín nhiệm
...
5. Khi thực hiện lấy phiếu giới thiệu/phiếu tín nhiệm theo phương thức bỏ phiếu kín, phải thành lập Ban Kiểm phiếu. Ban Kiểm phiếu do người chủ trì Hội nghị đề xuất và phải được Hội nghị thông qua (theo phương thức giơ tay biểu quyết).
6. Tỷ lệ phiếu giới thiệu bổ nhiệm, phiếu tín nhiệm đồng ý bổ nhiệm được tính như sau; số phiếu đồng ý/số phiếu do Ban Kiểm phiếu phát ra.
7. Cách xác định phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ:
a) Phiếu hợp lệ là phiếu có đủ các điều kiện: do Ban Kiểm phiếu phát ra; có số lượng đồng ý và giới thiệu thêm không quá số lượng bổ nhiệm được phê duyệt; được đánh dấu vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý đối với một người hoặc không đánh dấu vào ô nào nhưng ghi thêm người khác hoặc để phiếu trắng.
b) Phiếu không hợp lệ là phiếu thuộc một hoặc các trường hợp: không do Ban Kiểm phiếu phát ra; số lượng đồng ý và giới thiệu thêm nhiều hơn số lượng bổ nhiệm được phê duyệt; đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý (trường hợp phiếu lấy ý kiến có từ 02 người trở lên nếu đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý đối với người nào thì chỉ tính phiếu không hợp lệ đối với người đó). Trừ trường hợp phiếu không hợp lệ do không phải Ban Kiểm phiếu phát ra, các trường hợp Phiếu không hợp lệ khác xác định là phiếu không đồng ý.
c) Phiếu trắng là phiếu không đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý đối với một, nhiều hoặc tất cả những người trong danh sách lấy phiếu. Phiếu trắng được xác định là phiếu không đồng ý.
8. Phiếu sau khi lấy ý kiến được niêm phong, lưu giữ theo chế độ tài liệu mật tại đơn vị tham mưu công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm trước khi được lưu trữ theo quy định.
Như vậy, phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm viên chức giữ chức danh lãnh đạo được xem là hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
(1) Phiếu giới thiệu do Ban Kiểm phiếu phát ra;
(2) Có số lượng đồng ý và giới thiệu thêm không quá số lượng bổ nhiệm được phê duyệt;
(3) Được đánh dấu vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý đối với một người hoặc không đánh dấu vào ô nào nhưng ghi thêm người khác hoặc để phiếu trắng.
Tải về mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?