Khi tôm mắc bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm do tác nhân nào gây nên?
Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm do tác nhân nào gây nên? (Hình từ Internet)
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-20:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 20: Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm quy đinh về tác nhân gây bệnh như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa, các từ viết tắt
2.1 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút IHHN gây ra.
Vi rút IHHN (Infectious hypodermal and haematopoietic necrosis virus - IHHNV) có tên là Parvovirus, họ Parvoviridae, cấu trúc di truyền là phân tử ADN mạch đơn (ssADN), kích thước bộ gen khoảng 3,9 kb (GenBank AF218266).
CHÚ THÍCH: Vi rút IHHN có ít nhất 4 typ bao gồm: typ 1 (có nguồn gốc từ Châu Mỹ và Đông Á, chủ yếu là Philippines); typ 2 (từ Đông Nam Á); typ 3A (từ Đông Phi, Ấn Độ và Úc) và typ 3B (từ vùng Tây Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như: Madagascar, Mauritius và Tanzania). Vi rút thuộc typ 1 và 2 thường gây bệnh trên tôm thẻ xanh (Penaeus stylirostris), tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và tôm sú (Penaeus monodon). Trong khi đó, vi rút typ 3A và 3B không gây bệnh trên những loài tôm này nhưng một số trình tự gen di truyền của chúng lại chèn vào đoạn gen di truyền của vật chủ (P. monodon).
Theo đó, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm là do vi rút IHHN gây ra.
Vi rút IHHN (Infectious hypodermal and haematopoietic necrosis virus - IHHNV) có tên là Parvovirus, họ Parvoviridae, cấu trúc di truyền là phân tử ADN mạch đơn (ssADN), kích thước bộ gen khoảng 3,9 kb (GenBank AF218266).
Khi tôm mắc bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-20:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 20: Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm quy đinh về triệu chứng lâm sàng khi tôm mắc bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Dịch tễ học
Vi rút IHHN đã được báo cáo ở tôm he nuôi từ các đảo thuộc Thái Bình Dương, khu vực Đông Á, Đông Nam Á và vùng Trung Đông. Hầu hết các loài tôm thuộc họ tôm he đều có thể nhiễm vi rút IHHN, IHHNV gây bệnh nghiêm trọng ở tôm thẻ xanh (P. stylirostris) (tỷ lệ chết có thể trên 90 %); ở tôm sú (P. monodon) và tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) bệnh gây tỷ lệ dị hình và chết thấp hơn. Bệnh xảy ra ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm nuôi.
Cơ quan đích của vi rút bao gồm: mang, biểu mô dưới vỏ, các mô liên kết, cơ quan tạo máu, cơ quan bạch huyết, tuyến râu và dây thần kinh dưới bụng. Vi rút lây truyền theo cả chiều dọc và chiều ngang.
5.2 Triệu chứng lâm sàng
Tôm bệnh do IHHNV có biểu hiện hôn mê, hoạt động yếu, chùy biến dạng, lúc sắp chết thường chuyển màu xanh, cơ ở phần bụng có màu trắng đục. Tôm thẻ chân trắng thường biểu hiện hội chứng dị hình, an-ten quăn queo, vỏ kitin xù xì hoặc biến dạng. Hệ số còi cọc trong đàn tôm giống của tôm thẻ chân trắng bị bệnh thường từ 10 % đến 30 %, khi bệnh nặng có thể lên đến 50 %. Sự lây nhiễm vi rút này trên tôm sú cũng gây ra hội chứng biến dạng làm tôm chậm lớn, kích thước nhỏ và biến dạng lớp kitin.
...
Từ tiêu chuẩn trên thì khi tôm mắc bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu sẽ có một số triệu chứng như:
- Tôm sẽ có biểu hiện hôn mê, hoạt động yếu, chùy biến dạng, lúc sắp chết thường chuyển màu xanh, cơ ở phần bụng có màu trắng đục.
- Tôm thẻ chân trắng thường biểu hiện hội chứng dị hình, an-ten quăn queo, vỏ kitin xù xì hoặc biến dạng. Hệ số còi cọc trong đàn tôm giống của tôm thẻ chân trắng bị bệnh thường từ 10 % đến 30 %, khi bệnh nặng có thể lên đến 50 %.
- Tôm chậm lớn, kích thước nhỏ và biến dạng lớp kitin.
Một số loại thuốc thử và vật liệu thử nào được sử dụng khi tôm mắc bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-20:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 20: Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm quy đinh về thuốc thử và vật liệu thử như sau:
Thuốc thử, vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương không có RNAse và DNAse, trừ khi có quy định khác.
3.1 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho lấy mẫu
3.1.1 Cồn (Ethanol), từ 70 % đến 100 % (C2H6O);
3.1.2 Dung dịch muối đệm phốt phát (PBS) (xem Phụ lục A);
3.2 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho PCR, realtime PCR
3.2.1 Kít chiết tách ADN/ARN vi rút;
3.2.2 Kít nhân gen PCR, realtime PCR;
3.2.3 Nước tinh khiết, không có DNAse/RNAse.
3.2.4 Bột agarose, dung dịch TBE 10X;
3.2.5 Chất nhuộm gel (GelRed hoặc chất nhuộm gel tương đương);
3.2.6 Dung dịch nạp mẫu (Loading dye);
3.2.7 Thang chuẩn ADN;
3.2.8 Đoạn mồi (primers): thực hiện phản ứng PCR;
3.2.9 Đoạn mồi (primers) và đoạn dò (probe): thực hiện phản ứng realtime PCR;
3.2.10 Mẫu đối chứng: Mẫu đối chứng dương là mẫu có chứa ADN của vi rút IHHN được chiết tách từ mẫu dương chuẩn. Mẫu đối chứng âm là mẫu nước không có DNAse/ RNAse dùng để pha loãng các chất phản ứng.
Theo đó, khi tôm mắc bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu thì có thể sử dụng một số loại thuốc tử và vật liệu thử theo tiêu chuẩn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?