Khi thực hiện hợp đồng thi công thì chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm cho công trình của mình hay không?
- Khi thực hiện hợp đồng thi công thì chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm cho công trình của mình hay không?
- Có được tính vào hợp đồng thi công những chi phí phát sinh do xuất hiện rủi ro trong hoạt động thi công không?
- Có thể chấm dứt hợp đồng thi công nếu tiến trình công việc bị dừng lại quá lâu do xuất hiện tình huống bất khả kháng hay không?
Khi thực hiện hợp đồng thi công thì chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm cho công trình của mình hay không?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 09/2016/TT-BXD quy định về việc mua bảo hiểm cho công trình xây dựng như sau:
Bảo hiểm và bảo hành theo hợp đồng thi công
1. Bảo hiểm
a) Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, Điều kiện thi công xây dựng phức tạp. Trường hợp, phí bảo hiểm này đã được tính vào giá hợp đồng thì bên nhận thầu thực hiện mua bảo hiểm công trình theo quy định.
b) Bên nhận thầu phải thực hiện mua các loại bảo hiểm cần thiết (bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường, bảo hiểm thiết bị, bảo hiểm đối với bên thứ ba, ...) để bảo đảm cho hoạt động của mình theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên thì chủ đầu tư phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, Điều kiện thi công xây dựng phức tạp.
Trường hợp, phí bảo hiểm này đã được tính vào giá hợp đồng thì bên nhận thầu thực hiện mua bảo hiểm công trình theo quy định.
Bên cạnh đó nhà thầu cũng phải thực hiện mua các loại bảo hiểm cần thiết (bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường, bảo hiểm thiết bị, bảo hiểm đối với bên thứ ba, ...) để bảo đảm cho hoạt động của mình theo quy định của pháp luật.
Có được tính vào hợp đồng thi công những chi phí phát sinh do xuất hiện rủi ro trong hoạt động thi công không?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 10 Thông tư 09/2016/TT-BXD quy đinh về rủi ro và bất khả kháng như sau:
Rủi ro và bất khả kháng
1. Rủi ro và bất khả kháng thực hiện theo quy định tại Điều 51 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các quy định sau:
...
b) Trách nhiệm của các bên đối với rủi ro
- Đối với những rủi ro đã tính trong giá hợp đồng thì khi rủi ro xảy ra bên nhận thầu phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả bằng kinh phí của mình.
- Đối với những rủi ro đã được mua bảo hiểm thì chi phí khắc phục hậu quả các rủi ro này do đơn vị bảo hiểm chi trả và không được tính vào giá hợp đồng.
- Bên nhận thầu phải bồi thường và gánh chịu những tổn hại cho bên giao thầu đối với các hỏng hóc, mất mát và các chi phí (bao gồm phí và các chi phí pháp lý) có liên quan do lỗi của mình gây ra.
- Bên giao thầu phải bồi thường những tổn hại cho bên nhận thầu đối với các thiệt hại, mất mát và chi phí (bao gồm phí và các chi phí pháp lý) liên quan do lỗi của mình gây ra.
...
Từ quy định trên thì đối với những rủi ro trong hoạt động thi công đã được mua bảo hiểm thì chi phí khắc phục hậu quả các rủi ro này do đơn vị bảo hiểm chi trả và không được tính vào giá hợp đồng.
Như vậy, nếu chủ đầu tư đã mua bảo hiểm cho công trình của mình thì khi phát sinh rủi ro phía bảo hiểm sẽ chịu những chi phí phát sinh đó và sẽ không tính vào giá hợp đồng thi công.
Khi thực hiện hợp đồng thi công thì chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm cho công trình của mình hay không? (Hình từ internet)
Có thể chấm dứt hợp đồng thi công nếu tiến trình công việc bị dừng lại quá lâu do xuất hiện tình huống bất khả kháng hay không?
Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 10 Thông tư 09/2016/TT-BXD quy định về trường hợp chấm dứt hợp đồng thi công như sau:
Rủi ro và bất khả kháng
1. Rủi ro và bất khả kháng thực hiện theo quy định tại Điều 51 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các quy định sau:
...
g) Chấm dứt hợp đồng do bất khả kháng, thanh toán, hết trách nhiệm
Nếu việc thực hiện các công việc của hợp đồng bị dừng do bất khả kháng đã được thông báo theo quy định của hợp đồng trong Khoảng thời gian mà tổng số ngày bị dừng lớn hơn số ngày do bất khả kháng đã được thông báo, thì một trong hai bên có quyền gửi thông báo chấm dứt hợp đồng cho bên kia.
Đối với trường hợp chấm dứt này, bên giao thầu sẽ phải thanh toán cho bên nhận thầu:
- Các Khoản thanh toán cho bất kỳ công việc nào đã được thực hiện mà giá đã được nêu trong hợp đồng;
- Chi phí cho thiết bị và vật tư được đặt hàng cho công trình đã được chuyển tới cho bên nhận thầu, hoặc những thứ bên nhận thầu có trách nhiệm chấp nhận giao hàng: thiết bị và vật tư này sẽ trở thành tài sản (và là rủi ro) của bên giao thầu khi đã được bên giao thầu thanh toán, và bên nhận thầu sẽ để cho bên giao thầu sử dụng;
Như vậy, trong trường hợp việc thực hiện các công việc của hợp đồng bị dừng do bất khả kháng đã được thông báo theo quy định của hợp đồng trong khoảng thời gian mà tổng số ngày bị dừng lớn hơn số ngày do bất khả kháng đã được thông báo, thì một trong hai bên có quyền gửi thông báo chấm dứt hợp đồng cho bên kia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?