Khi thực hiện Công ước chống sa mạc hóa tại vùng Châu Mỹ La tinh thì cần quan tâm đến những đặc điểm riêng của vùng như thế nào?

Em ơi cho anh hỏi: Khi thực hiện Công ước chống sa mạc hóa tại vùng Châu Mỹ La tinh thì cần quan tâm đến những đặc điểm riêng của vùng như thế nào? Các chương trình hành động tại vùng này được quy định ra sao? Đây là câu hỏi của anh Minh Thông đến từ Đà Nẵng.

Khi thực hiện Công ước chống sa mạc hóa tại vùng Châu Mỹ La tinh thì cần quan tâm đến những đặc điểm riêng của vùng như thế nào?

Căn cứ theo Điều 2 Phụ lục III Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:

Các điều kiện riêng của vùng Châu Mỹ La tình và Caribê
Các Bên sẽ, theo các điều khoản của Công ước, quan tâm đến những đặc điểm riêng của vùng là:
(a) Sự tồn tại của một diện tích rộng lớn dễ bị tổn thương do sa mạc hoá và hạn hán làm ảnh hưởng nghiêm trọng và đa dạng trong vùng nào; quá trình tích tụ này gây ảnh hưởng xấu về xã hội, kinh tế và môi trường, một điều nghiêm trọng nữa là vùng này là một trong các vùng có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học lơn nhất trên thế giới;
(b) Các hoạt động phát triển thường xuyên không ổn định trong các vùng bị ảnh hưởng là kết quả của một quá trình phức tạp bởi các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị sinh học và lý học, bao gồm cả các yếu tố kinh tế đối ngoại như nợ nước ngoài, kinh doanh buôn bán xấu đi đã làm ảnh hưởng đến thị trường nông, lâm và thuỷ sản
(c) Một sự suy giảm về chất lượng hệ sinh thái là hậu quả chủ yếu của sa mạc hoá và hạn hán, làm giảm sản lượng nông, lâm sản và chăn nuôi và làm mất đi tính đa dạng sinh học; về mặt xã hội, kết quả là sự nghèo đói, di dân, di cư trong nước và sự suy giảm chất lượng đời sống; do vậy vùng sẽ phải đưa ra một phương pháp tiếp cận tổng hợp để giải quyết các vấn đề về sa mạc hoá và hạn hán bằng cách phát triển bền vững các mô hình thích hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội và môi trường của mỗi nước.

Như vậy, khi thực hiện Công ước chống sa mạc hóa tại vùng Châu Mỹ La tinh thì cần quan tâm đến những đặc điểm riêng của vùng như:

- Sự tồn tại của một diện tích rộng lớn dễ bị tổn thương do sa mạc hoá và hạn hán làm ảnh hưởng nghiêm trọng và đa dạng trong vùng nào; quá trình tích tụ này gây ảnh hưởng xấu về xã hội, kinh tế và môi trường, một điều nghiêm trọng nữa là vùng này là một trong các vùng có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học lơn nhất trên thế giới;

- Các hoạt động phát triển thường xuyên không ổn định trong các vùng bị ảnh hưởng là kết quả của một quá trình phức tạp bởi các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị sinh học và lý học, bao gồm cả các yếu tố kinh tế đối ngoại như nợ nước ngoài, kinh doanh buôn bán xấu đi đã làm ảnh hưởng đến thị trường nông, lâm và thuỷ sản;

- Một sự suy giảm về chất lượng hệ sinh thái là hậu quả chủ yếu của sa mạc hoá và hạn hán, làm giảm sản lượng nông, lâm sản và chăn nuôi và làm mất đi tính đa dạng sinh học;

Về mặt xã hội, kết quả là sự nghèo đói, di dân, di cư trong nước và sự suy giảm chất lượng đời sống; do vậy vùng sẽ phải đưa ra một phương pháp tiếp cận tổng hợp để giải quyết các vấn đề về sa mạc hoá và hạn hán bằng cách phát triển bền vững các mô hình thích hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội và môi trường của mỗi nước.

sa mạc 30

Sa mạc hóa (Hình từ Internet)

Các chương trình hành động chống sa mạc hóa thực hiện tại vùng Châu Mỹ La tinh được quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 3 Phụ lục III Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:

Các chương trình hành động
1. Theo Công ước, từ điều 9 đến 11 và để phù hợp với các chính sách phát triển của mỗi quốc gia, các Bên tham gia công ước trong vùng sẽ xây dựng và thực hiên các chương trình hành động quốc gia để chống sa mạc hoá và giảm bớt ảnh hưởng của hạn hán được coi là một phần của các chính sách quốc gia để phát triển bền vững .Các chương trình của vùng và tiểu vùng có thể được xây dựng và thực hiện phù hợp với các yêu cầu của vùng.
2. Trong khi xây dựng các chương trình quốc gia của vùng, các Bên tham gia Công ước sẽ đặc biết chú ý đến điều 10, khoản 2(f) của vùng.

Như vậy, các chương trình hành động chống sa mạc hóa thực hiện tại vùng Châu Mỹ La tinh được quy định như trên.

Các chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa được thực hiện tại vùng Châu Mỹ La tinh gồm những nội dung nào?

Căn cứ theo Điều 4 Phụ lục III Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:

Nội dung của các chương trình hành động quốc gia
Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước, các nước tham gia Công ước có thể tập trung vào các chủ đề về xây dựng chiến lược quốc gia của mình để đưa ra các hành động chống sa mạc hoá và giảm bớt ảnh hưởng của hạn hán, theo như điều 5 của Công ước:
(a) Tăng cường năng lực, giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân, hợp tác khoa học, kỹ thuật và công nghệ, nguồn tài chính và cơ chế;
(b) Xoá đói giảm nghèo và cải thiện chất lượng sống của người dân;
(c) Bảo đảm an ninh lương thực, phát triển và quản lý bền vững các hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp và đa mục đích;,
(d) Quản lý bền vững nguồn lực quốc gia, đặc biệt là quản lý hợp lý các khu vực tiêu nước;
(e) Quản lý bền vững nguồn lực tự nhiên ở các vùng cao
(f) Quản lý hợp lý và bảo tồn đất đai và khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn nước
(g) Xây dựng và áp dụng các phương án khẩn cấp để giảm nhẹ các ảnh hưởng của hạn hán;
(h) Tăng cường và/hoặc xây dựng thông tin, đánh giá và theo dõi hệ thống cảnh báo sớm tại các vùng thường xuyên xẩy ra sa mạc hoá, hạn hán, các yếu tổ khí hậu,thuỷ văn, khí tượng, sinh học, đất đai, kinh tế và xã hội;
(i) Xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng, bao gồm cả việc tăng cường sử dụng các nguồn lực khác;
(j) Bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn đa dạng sinh học theo các điều khoản của Công ước về đa dạng sinh học;
(k) Quan tâm đến các khía cạnh về dân số, sa mạc và hạn hán
(l) Xây dựng và tăng cường khung thể chế và pháp luật, cho phép áp dụng Công ước để phân cấp trách nhiệm hành chính và chức năng liên quan đến sa mạc hoá và hạn hán vớ tham gia của các cộng đồng và xã hội.

Như vậy, các chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa được thực hiện tại vùng Châu Mỹ La tinh gồm những nội dung như trên.

Các chương trình này còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước và có thể tập trung vào các chủ đề về xây dựng chiến lược quốc gia của mình để đưa ra các hành động chống sa mạc hoá và giảm bớt ảnh hưởng của hạn hán.

Chống sa mạc hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc hợp tác khoa học và kỹ thuật để chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Mỹ La tinh được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi thực hiện Công ước chống sa mạc hóa tại vùng Châu Mỹ La tinh thì cần quan tâm đến những đặc điểm riêng của vùng như thế nào?
Pháp luật
Khung tổ chức của chương trình hành động vùng chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Phi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mỗi một nước Châu phi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa sẽ phải cử ra một cơ quan quốc gia thích hợp để làm gì?
Pháp luật
Cơ chế tài chính để thực hiện Công ước Chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Phi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Các chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Phi sẽ bao gồm các đặc điểm chung nào?
Pháp luật
Các chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Phi sẽ tập trung vào nội dung nào?
Pháp luật
Khi tham gia Hội nghị các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc thường kỳ thì phải nộp báo cáo thông qua cơ quan nào?
Pháp luật
Hội nghị các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc sẽ bổ nhiệm Ban thư ký thường trực tại phiên họp cuối cùng có đúng không?
Pháp luật
Khi tham gia Công ước chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc thì các quốc gia phải cam kết thu thập, phân tích và trao đổi các thông tin nhằm mục đích gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chống sa mạc hóa
931 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chống sa mạc hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chống sa mạc hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào