Khi Thông tư 22 có hiệu lực thì việc đánh giá đối với môn mĩ thuật của học sinh trung học cơ sở trong năm học tới sẽ thay đổi như thế nào?
- Khi Thông tư 22 có hiệu lực thì việc đánh giá đối với môn mĩ thuật của học sinh trung học cơ sở trong năm học tới sẽ thay đổi như thế nào?
- Theo Thông tư 22 nếu học sinh trung học cơ sở có mức đánh giá môn mĩ thuật ở học kỳ II là chưa đạt thì kết quả cả năm môn học này sẽ được xếp loại ra sao?
- Kết quả cả năm của môn mĩ thuật bị đánh giá ở mức chưa đạt thì học sinh trung học cơ sở có đủ điều kiện để được lên lớp theo Thông tư 22 hay không?
Khi Thông tư 22 có hiệu lực thì việc đánh giá đối với môn mĩ thuật của học sinh trung học cơ sở trong năm học tới sẽ thay đổi như thế nào?
Khi Thông tư 22 có hiệu lực thì việc đánh giá đối với môn mĩ thuật của học sinh trung học cơ sở trong năm học tới sẽ thay đổi như thế nào? (Hình từ Internet)
Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thì:
Hình thức đánh giá
1. Đánh giá bằng nhận xét
a) Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
b) Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.
c) Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.
d) Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
2. Đánh giá bằng điểm số
a) Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
b) Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
3. Hình thức đánh giá đối với các môn học
a) Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
b) Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Theo đó, môn mĩ thuật của học sinh trung học cơ sở theo Thông tư 22 mới nhất sẽ không được đánh giá dưới dạng điểm số mà sẽ đánh giá bằng nhận xét Đạt hoặc Chưa đạt.
Tuy nhiên, ở Thông tư 22 lại chẳng nêu ra tiêu chí đánh giá cụ thể như trước đây, tại điểm a khoản 1 Điều 6 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hình thức đánh giá và kết quả các môn học sau một học kỳ, cả năm học
1. Hình thức đánh giá:
a) Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.
Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả các bài kiểm tra theo hai mức:
- Đạt yêu cầu (Đ): Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau:
+ Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra;
+ Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.
Tuy nhiên sẽ không áp dụng đồng bộ cho tất cả học sinh trung học cơ sở mà Thông tư 22 được áp áp dụng theo lộ trình như sau:
- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.
- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7 và lớp 10.
- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11.
- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9 và lớp 12.
Như vậy, có thể thấy cách đánh giá đối với môn mĩ thuật của học sinh trung học cơ sở trong năm học tới sẽ không có thay đổi.
Theo Thông tư 22 nếu học sinh trung học cơ sở có mức đánh giá môn mĩ thuật ở học kỳ II là chưa đạt thì kết quả cả năm môn học này sẽ được xếp loại ra sao?
Tại Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đánh giá kết quả học tập của học sinh
1. Kết quả học tập của học sinh theo môn học
a) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét
- Trong một học kì, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
+ Mức Đạt: Có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Thông tư này và tất cả các lần được đánh giá mức Đạt.
+ Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
- Cả năm học, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
+ Mức Đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Đạt.
+ Mức Chưa đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Chưa đạt.
Như vậy, theo Thông tư 22 nếu học sinh trung học cơ sở có mức đánh giá môn mĩ thuật ở học kỳ II là chưa đạt thì kết quả cả năm môn học này sẽ được xếp loại Chưa đạt không cần quan tâm đến kết quả đánh giá xếp loại của môn này tại học kỳ I.
Kết quả cả năm của môn mĩ thuật bị đánh giá ở mức chưa đạt thì học sinh trung học cơ sở có đủ điều kiện để được lên lớp theo Thông tư 22 hay không?
Tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định:
Được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:
a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
...
3. Học sinh không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì không được lên lớp hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông.
...
Theo Thông tư 22 nếu kết quả đánh giá cả năm học của môn mĩ thuật thì học sinh trung học cơ sở không đủ điều kiện để được lên lớp. Nếu là cuối cấp thì không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?
- Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động? Quy định về việc xây dựng quan hệ lao động?
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?