Khi thay đổi địa điểm phòng giao dịch thì tổ chức tài chính vi mô cần đảm bảo địa điểm thay thế đáp ứng các điều kiện gì?
- Khi thay đổi địa điểm phòng giao dịch thì tổ chức tài chính vi mô cần đảm bảo địa điểm thay thế đáp ứng các điều kiện gì?
- Thủ tục thay đổi địa điểm phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô được thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Trường hợp địa chỉ phòng giao dịch thay đổi thì tổ chức tài chính vi mô có cần thông báo với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hay không?
Khi thay đổi địa điểm phòng giao dịch thì tổ chức tài chính vi mô cần đảm bảo địa điểm thay thế đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ Điều 20 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định về điều kiện cần đáp ứng khi thay đổi địa điểm phòng giao dịch như sau:
Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch
1. Tổ chức tài chính vi mô chỉ được thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch trong phạm vi địa bàn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư này và địa điểm dự kiến thay đổi phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm b, c và d khoản 1 Điều 17 Thông tư này.
....
Theo quy định trên thì tổ chức tài chính vi mô chỉ có thể hay đổi địa điểm đặt phòng giao dịch trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở của chi nhánh.
Địa điểm dự kiến đặt phòng giao dịch phải đáp ứng được một số điều kiện như sau:
- Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch; trụ sở có đủ điều kiện bảo đảm an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch;
- Có kho tiền hoặc két quỹ đảm bảo an toàn theo quy định nội bộ của tổ chức tài chính vi mô;
- Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối giữa trụ sở chính với chi nhánh, phòng giao dịch, giữa chi nhánh quản lý với phòng giao dịch đảm bảo an toàn, bảo mật và yêu cầu báo cáo, thống kê.
Khi thay đổi địa điểm phòng giao dịch thì tổ chức tài chính vi mô cần đảm bảo địa điểm thay thế đáp ứng các điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Thủ tục thay đổi địa điểm phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Theo Điều 20 Thông tư 19/2019/TT-NHNN thì thủ tục thay đổi địa điểm phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Tổ chức tài chính vi mô lập 01 bộ hồ sơ theo quy định và gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đề đề nghị thay đổi địa điểm đặt phòng giao dịch
(1) Hồ sơ đề nghị thay đổi địa điểm đặt phòng giao dịch sẽ bao gồm các giấy tờ như:
- Văn bản của tổ chức tài chính vi mô đề nghị chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung: địa điểm hiện tại, địa điểm dự kiến chuyển đến, lý do chuyển địa điểm, kế hoạch chuyển trụ sở để đảm bảo tính liên tục trong hoạt động;
- Nghị quyết hoặc Quyết định của Hội đồng thành viên về việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, thay đổi địa điểm đặt trụ sở phòng giao dịch.
(2) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu tổ chức tài chính vi mô bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
(3) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản chấp thuận việc thay đổi địa điểm đặt phòng giao dịch; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Tổ chức tài chính vi mô phải có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về ngày dự kiến hoạt động tại địa điểm được chấp thuận và việc đáp ứng yêu cầu quy định chậm nhất 15 ngày làm việc trước ngày dự kiến hoạt động tại địa điểm được chấp thuận.
Bước 4: Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản chấp thuận phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô phải hoạt động tại địa điểm đã được chấp thuận.
Quá thời hạn này mà không hoạt động tại địa điểm mới thì văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đương nhiên hết hiệu lực.
Trường hợp địa chỉ phòng giao dịch thay đổi thì tổ chức tài chính vi mô có cần thông báo với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hay không?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định về việc thay đổi địa chỉ phòng giao dịch như sau:
Địa bàn hoạt động và tên chi nhánh, phòng giao dịch
1. Chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô hoạt động trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở của chi nhánh.
2. Phòng giao dịch hoạt động trong phạm vi địa bàn hoạt động của chi nhánh quản lý.
3. Tên chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan và được đặt như sau:
a) Tên chi nhánh: Tên đầy đủ của Tổ chức tài chính vi mô - Chi nhánh (tên chi nhánh);
b) Tên phòng giao dịch: Tên đầy đủ của Tổ chức tài chính vi mô - Chi nhánh (tên chi nhánh quản lý phòng giao dịch) - Phòng giao dịch (tên Phòng giao dịch).
4. Trường hợp thay đổi địa giới hành chính dẫn đến thay đổi địa bàn hoạt động của chi nhánh hoặc phòng giao dịch, thay đổi địa chỉ của trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch (không thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch), tổ chức tài chính vi mô không phải điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Tổ chức tài chính vi mô có văn bản thông báo gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) về việc thay đổi này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi địa giới hành chính.
Như vậy, trong trường hợp phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô có thay đổi về địa chỉ (không thay đổi về địa điểm) thì tổ chức tài chính vi mô phải có văn bản thông báo gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi phòng giao dịch của tổ chức đặt trụ sở về việc thay đổi này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi địa giới hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?