Khi tham gia dự cuộc họp đại hội đồng cổ đông cổ đông không đăng ký trước có quyền tham dự cuộc họp hay không?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau trong trường hợp thông báo mời họp có nội dung hướng dẫn cổ đông đăng ký tham dự cuộc họp thì việc cổ đông không đăng ký trước tham gia dự cuộc họp đại hội đồng cổ đông có đồng nghĩa với việc cổ đông không có quyền tham dự cuộc họp hay không? Câu hỏi của anh B.Y.R đến từ TP.HCM.

Việc cổ đông không đăng ký trước tham gia dự cuộc họp đại hội đồng cổ đông có quyền tham dự cuộc họp hay không?

Họp ĐHĐCĐ

Việc cổ đông không đăng ký trước tham gia dự cuộc họp đại hội đồng cổ đông có đồng nghĩa với việc cổ đông không có quyền tham dự cuộc họp hay không? (Hình từ Internet)

Căn cứ tại Điều 143 Luật Doanh nghiệp 2020 về Mời họp Đại hội đồng cổ đông như sau:

Mời họp Đại hội đồng cổ đông
1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn. Thông báo mời họp phải có tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; tên, địa chỉ liên lạc của cổ đông, thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu khác đối với người dự họp.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2020 về thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông như sau:

Thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông
1. Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức khác dự họp hoặc dự họp thông qua một trong các hình thức quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Việc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản. Văn bản ủy quyền được lập theo quy định của pháp luật về dân sự và phải nêu rõ tên cá nhân, tổ chức được ủy quyền và số lượng cổ phần được ủy quyền. Cá nhân, tổ chức được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp.
3. Cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
b) Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;
c) Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;
d) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử;
đ) Gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty.

Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng việc cổ đông không đăng ký trước tham gia dự cuộc họp đại hội đồng cổ đông không đồng nghĩa với việc cổ đông không có quyền tham dự cuộc họp.

Bởi, cổ đông có quyền trực tiếp tham dự họp đại hội đồng cổ đông khi nằm trong danh sách cổ đông có quyền dự họp.

Việc đăng ký trước tham gia dự cuộc họp đại hội đồng mang ý nghĩa giúp Ban tổ chức cuộc họp chủ động hơn trong việc bố trí phòng họp và công tác chuẩn bị khác

Việc đăng ký cổ đông dự họp Đại hội đồng cổ đông diễn ra khi nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 146 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 6 Điều 146 Luật Doanh nghiệp 2020 về thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông như sau:

Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thể thức họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành như sau:
1. Trước khi khai mạc cuộc họp, phải tiến hành đăng ký cổ đông dự họp Đại hội đồng cổ đông;
6. Cổ đông hoặc người được ủy quyền dự họp đến sau khi cuộc họp đã khai mạc vẫn được đăng ký và có quyền tham gia biểu quyết ngay sau khi đăng ký; trong trường hợp này, hiệu lực của những nội dung đã được biểu quyết trước đó không thay đổi;
7. Người triệu tập họp hoặc chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có quyền sau đây:
a) Yêu cầu tất cả người dự họp chịu sự kiểm tra hoặc các biện pháp an ninh hợp pháp, hợp lý khác;
b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền duy trì trật tự cuộc họp; trục xuất những người không tuân thủ quyền điều hành của chủ tọa, cố ý gây rối trật tự, ngăn cản tiến triển bình thường của cuộc họp hoặc không tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an ninh ra khỏi cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
8. Chủ tọa có quyền hoãn cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đã có đủ số người đăng ký dự họp tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày cuộc họp dự định khai mạc và chỉ được hoãn cuộc họp hoặc thay đổi địa điểm họp trong trường hợp sau đây:

Như vậy, có thể thấy rằng, việc đăng ký cổ đông phải được thực hiện trước khi khai mạc cuộc họp và kéo dài cho đến khi tất cả cổ đông tham dự đầy đủ.

Cổ đông hoặc người được ủy quyền dự họp đến sau khi cuộc họp đã khai mạc vẫn được đăng ký và có quyền tham gia biểu quyết ngay sau khi đăng ký; trong trường hợp này, hiệu lực của những nội dung đã được biểu quyết trước đó không thay đổi.

Nếu chỉ có 1 cổ phần được coi là cổ đông công ty hay không?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
.....
3. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.

Theo đó, dù chỉ sở hữu 1 cổ phần thì vẫn được coi là cổ đông công ty và được hưởng các quyền lợi của cổ đông bình thường theo quy định, quy chế của công ty.

Đại hội đồng cổ đông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán có quyền quyết định những vấn đề nào của công ty?
Pháp luật
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ tư của công ty cổ phần được tổ chức khi nào và chỉ tiến hành khi có bao nhiêu thành viên dự họp?
Pháp luật
Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông vẫn được xem là hợp pháp ngay cả khi vi phạm Điều lệ công ty trong trường hợp nào?
Pháp luật
Có thể kiểm tra tư cách cổ đông hoặc đại diện được ủy quyền đến dự họp Đại hội đồng cổ đông thông qua những tài liệu nào?
Pháp luật
Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên có cần Đại hội thông qua báo cáo kiểm tra tư cách cổ đông không?
Pháp luật
Mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần năm 2024? Đại hội đồng cổ đông họp bao nhiêu lần trong năm?
Pháp luật
Đại hội đồng cổ đông có thể gộp tất cả các vấn đề cần biểu quyết trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để biểu quyết 1 lần không?
Pháp luật
Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông có bắt buộc phải có đủ chỗ cho tất cả các cổ đông tham dự hay không?
Pháp luật
Công ty cổ phần có năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12 thì thời hạn cuối cùng để tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên là khi nào?
Pháp luật
Công ty cổ phần có phải đăng tải các kiến nghị chương trình, nội dung họp Đại hội đồng cổ đông không bị từ chối trên trang thông tin điện tử của mình không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đại hội đồng cổ đông
750 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đại hội đồng cổ đông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào