Khi tàu biển Việt Nam gặp sự cố phải bỏ tàu thì việc đưa người xuống thiết bị cứu sinh thực hiện theo thứ tự ưu tiên thế nào?
Khi tàu biển Việt Nam gặp sự cố và phải bỏ tàu thì thuyền trưởng phải mang theo các vật dụng gì?
Về vấn đề này tại khoản 7 Điều 4 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định như sau:
Nhiệm vụ của thuyền trưởng
Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu. Thuyền trưởng có nhiệm vụ sau đây:
...
7. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi tàu gặp nạn, đâm va:
a) Trường hợp xảy ra đâm va với tàu khác, thuyền trưởng phải yêu cầu thuyền trưởng tàu đó thông báo cho mình biết tên, số hiệu, số IMO, cảng đăng ký, cảng xuất phát, cảng ghé, cảng đến của tàu và tên chủ tàu. Đồng thời, thông báo cho tàu đó biết những thông tin nói trên của tàu mình và báo cho chủ tàu, người khai thác tàu, cảng vụ hàng hải nơi gần nhất. Nếu xét thấy tàu mình có khả năng và điều kiện cho phép thì phải có trách nhiệm cứu tàu bị nạn, trước hết là cứu người;
b) Sau khi xảy ra tai nạn, đâm va, thuyền trưởng phải kịp thời lập biên bản về diễn biến xảy ra sự cố, nêu rõ sự thiệt hại của mỗi bên có xác nhận của thuyền trưởng tàu đó và các bên hữu quan. Đồng thời, tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ tai nạn theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp tàu mình gặp nạn mà không còn khả năng cứu được và bắt buộc phải bỏ tàu, thuyền trưởng phải áp dụng mọi biện pháp để cứu người và tổ chức mang theo nhật ký hàng hải, nhật ký máy, nhật ký thông tin vô tuyến, hải đồ khu vực bị nạn, tiền và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác của tàu;
d) Nếu tàu mình bị tai nạn mà cần thiết có sự cứu trợ thì thuyền trưởng phải dùng mọi biện pháp yêu cầu tàu khác hoặc cơ quan chức năng cứu giúp;
đ) Nếu được tàu khác cứu giúp, thuyền trưởng có nhiệm vụ chỉ huy thuyền viên, hành khách của tàu mình thực hiện nghiêm chỉnh quy định của tàu đó;
e) Thuyền trưởng phải thực hiện báo cáo đầy đủ về các sự cố hàng hải xảy ra với tàu mình theo quy định.
...
Theo đó thì trường hợp tàu biển Việt Nam gặp nạn mà không còn khả năng cứu được và bắt buộc phải bỏ tàu, thuyền trưởng phải áp dụng mọi biện pháp để cứu người.
Đồng thời phải tổ chức mang theo các vật dụng sau: nhật ký hàng hải, nhật ký máy, nhật ký thông tin vô tuyến, hải đồ khu vực bị nạn, tiền và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác của tàu.
Khi tàu biển Việt Nam bị bỏ việc đưa người xuống thiết bị cứu sinh thực hiện theo thứ tự ưu tiên thế nào? (Hình từ Internet)
Khi tàu biển Việt Nam bị bỏ việc đưa người xuống thiết bị cứu sinh thực hiện theo thứ tự ưu tiên thế nào?
Tại khoản 8 Điều 4 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ của thuyền trưởng tàu biển Việt Nam khi bỏ tàu như sau:
Nhiệm vụ của thuyền trưởng
Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu. Thuyền trưởng có nhiệm vụ sau đây:
...
8. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi bỏ tàu:
a) Khi bỏ tàu, thuyền trưởng phải tổ chức đưa người xuống thiết bị cứu sinh theo thứ tự ưu tiên: trẻ em, phụ nữ có thai, người ốm, người già, phụ nữ và người khuyết tật;
b) Khi bỏ tàu, thuyền trưởng vẫn phải chịu trách nhiệm trong việc tổ chức tìm kiếm và cứu hành khách (nếu có), thuyền viên đang bị mất tích và áp dụng các biện pháp cần thiết để đưa những người còn lại đến nơi an toàn và về nước, nếu tàu bị tai nạn ở nước ngoài;
c) Thuyền trưởng phải là người rời tàu cuối cùng.
Theo đó thì khi bỏ tàu thì thuyền trưởng phải tổ chức đưa người xuống thiết bị cứu sinh theo thứ tự ưu tiên sau:
(1) Trẻ em
(2) Phụ nữ có thai
(3) Người ốm
(4) Người già
(5) Phụ nữ và người khuyết tật
Trên tàu biển Việt Nam việc sử dụng xuồng cứu sinh khi bỏ tàu thực hiện ra sao?
Căn cứ theo Điều 44 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định:
Sử dụng xuồng cứu sinh
1. Xuồng cứu sinh chỉ được sử dụng vào mục đích bảo đảm an toàn cho người, hành khách, thuyền viên và diễn tập báo động cứu người rơi xuống biển hoặc bỏ tàu.
2. Xuồng cứu sinh phải được kiểm tra, bảo quản và kịp thời thay thế, bổ sung các trang thiết bị theo đúng quy định.
3. Xuồng cứu sinh do đại phó hoặc một sỹ quan boong chỉ huy. Thuyền viên được giao nhiệm vụ điều khiển xuồng cứu sinh phải có giấy chứng nhận lái xuồng cứu sinh. Xuồng cứu sinh chỉ được phép rời khỏi tàu khi có lệnh của thuyền trưởng. Khi trở về tàu, sỹ quan boong chỉ huy phải báo cáo kết quả cho thuyền trưởng.
Theo đó việc sử dụng xuồng cứu sinh khi bỏ tàu sẽ do do đại phó hoặc một sỹ quan boong chỉ huy. Thuyền viên được giao nhiệm vụ điều khiển xuồng cứu sinh phải có giấy chứng nhận lái xuồng cứu sinh.
Xuồng cứu sinh chỉ được phép rời khỏi tàu khi có lệnh của thuyền trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?