Khi ra vào cổng cơ sở giam giữ phạm nhân trong Quân đội phạm nhân cần phải tuân thủ những quy định về hình thức nào?
- Khi ra vào cổng cơ sở giam giữ phạm nhân trong Quân đội phạm nhân cần phải tuân thủ quy định về hình thức như thế nào?
- Những hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giam giữ phạm nhân trong Quân đội là gì?
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giam giữ phạm nhân trong Quân đội được áp dụng đối với những đối tượng nào?
Khi ra vào cổng cơ sở giam giữ phạm nhân trong Quân đội phạm nhân cần phải tuân thủ quy định về hình thức như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 89/2022/TT-BQP thì khi ra vào cổng cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc khu giam trong Quân đội phạm nhân cần phải tuân thủ quy định về hình thức sau:
- Phải bỏ mũ, nón và cầm ở tay phải, báo cáo rõ họ, tên, tổ (đội) với cán bộ có trách nhiệm.
- Nếu đi theo tổ (đội) dưới 10 người thì đi một hàng dọc, cầm mũ, nón ở tay phải; nếu từ 10 người trở lên thì đi thành hai hàng dọc, hàng bên phải cầm mũ, nón ở tay phải, hàng bên trái cầm mũ, nón ở tay trái; Tổ (đội) trưởng phạm nhân phải báo cáo rõ tên tổ (đội), số người với cán bộ có trách nhiệm.
Những hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giam giữ phạm nhân trong Quân đội là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 89/2022/TT-BQP thì những hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giam giữ phạm nhân trong quân đội gồm các hành vi sau:
(1)
- Trốn, tổ chức trốn khỏi nơi giam giữ; chống đối, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc phạm nhân khác chống đối, gây rối an ninh, trật tự;
- Không chấp hành nghiêm quyết định, mệnh lệnh, yêu cầu, hướng dẫn của cán bộ; vi phạm các quy định về chế độ quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân;
- Tự ý đi lại quá phạm vi quy định; cản trở việc chấp hành án phạt tù của phạm nhân khác; báo cáo sai sự thật, che giấu hành vi vi phạm của mình và phạm nhân khác;
- Trả thù người phản ánh những hành vi sai trái của mình hoặc của người khác.
(2) Đưa vào, tàng trữ, sử dụng các đồ vật cấm; tự tạo các đồ vật có thể gây mất an ninh, an toàn hoặc nguy hiểm cho bản thân và người khác; tự ý nuôi nhốt động vật trong cơ sở giam giữ phạm nhân.
(3) Tự sát, tự gây thương tích, hủy hoại thân thể hoặc giúp người khác tự sát, tự gây thương tích, hủy hoại thân thể; đánh đập, đe dọa, ức hiếp, khống chế, hành hạ, làm nhục người khác; chiếm đoạt hoặc hủy hoại, làm hư hỏng tài sản, đồ vật của cơ sở giam giữ, của mình hoặc của người khác; tự ý tiếp xúc với người đến thăm gặp hoặc người khác.
(4)
- Tự ý thay đổi vị trí chỗ nằm; cho mượn, sửa chữa khác kiểu quần áo được cấp, tẩy xóa dấu đóng trên quần áo;
- Sử dụng lửa, điện trái phép; tụ tập liên hoan, ăn uống trái phép;
- Sử dụng rượu bia, chất kích thích khác; đánh bạc, tổ chức đánh bạc, mua bán, trao đổi, vay mượn dưới mọi hình thức giữa phạm nhân với nhau hoặc với người khác;
- Phạm nhân nam cắt tóc trọc đầu (trừ trường hợp bị bệnh được sự đồng ý của cán bộ y tế), để râu, ria mép, móng tay dài.
(5) Lập hội, nhóm, bè phái dưới mọi hình thức; có thái độ, lời nói, hành vi thiếu văn hóa, gây gổ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; tự ý viết, vẽ, treo, dán tranh, ảnh; khạc nhổ, vứt rác bừa bãi hoặc có hành vi gây mất vệ sinh công cộng trong cơ sở giam giữ phạm nhân.
(6) Chống đối, chây lười, giả ốm đau trốn tránh lao động, học nghề, học tập và các hoạt động giáo dục khác; thuê hoặc ép buộc phạm nhân khác phục vụ, làm thay công việc của mình hoặc của phạm nhân khác.
(7)
- Lưu trữ, sử dụng các loại sách, báo, tài liệu, phim, băng, đĩa, thiết bị lưu trữ điện tử, văn hóa phẩm; truyền bá văn hóa, tư tưởng có nội dung phản động, đồi trụy;
- Sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo không đúng nơi, đúng thời gian quy định của cơ sở giam giữ phạm nhân;
- Tuyên truyền tôn giáo; bói toán, cúng lễ, thực hành mê tín, dị đoan dưới mọi hình thức; móc nối, đưa, phát tán thông tin, hình ảnh trái phép ra bên ngoài hoặc lên mạng thông tin truyền thông;
- Liên lạc điện thoại với thân nhân không đúng với nội dung đã đăng ký.
(8) Các hành vi quan hệ tình dục, dâm ô giữa phạm nhân với nhau hoặc với người khác (trừ quan hệ vợ, chồng khi được phép); xăm trổ trên thân thể mình hoặc người khác; tự đeo lên cơ thể mình hoặc người khác những vật thể bằng kim loại hoặc vật chất khác.
(9) Hút thuốc lá, thuốc lào, thuốc lá điện tử trong cơ sở giam giữ phạm nhân, nơi học tập, sinh hoạt tập thể, nhà xưởng lao động, học nghề, nơi có thể gây cháy, nổ hoặc những khu vực có treo biển “cấm lửa”, “cấm hút thuốc”; vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh; vi phạm các quy định về phòng, chống cháy nổ.
(10) Vi phạm các quy định khác của pháp luật.
Khi ra vào cổng cơ sở giam giữ phạm nhân trong Quân đội phạm nhân cần phải tuân thủ những quy định về hình thức nào? (Hình từ Internet)
Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giam giữ phạm nhân trong Quân đội được áp dụng đối với những đối tượng nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 89/2022/TT-BQP thì các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giam giữ phạm nhân trong Quân đội được áp dụng đối với:
- Trại giam, trại tạm giam trong Quân đội.
- Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ phạm nhân.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan-chiến sĩ, công nhân quốc phòng công tác tại các cơ sở giam giữ phạm nhân.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?