Khi quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động cần đảm bảo thực hiện tối thiểu các yếu tố nào?

Tôi không biết, khi thực hiện Quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động cần đảm bảo thực hiện tối thiểu các yếu tố nào? Yếu tố có hại trong môi trường lao động cần quan trắc được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh Hữu Thanh tại Tp. Hồ Chí Minh.

Quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động cần đảm bảo thực hiện tối thiểu các yếu tố nào?

Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 33 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định về quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động như sau:

Điều kiện của tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động
Tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động bảo đảm điều kiện sau đây:
...
3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất và năng lực bảo đảm yêu cầu tối thiểu như sau:
a) Quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động
Đảm bảo thực hiện được tối thiểu 70% yếu tố sau đây:
- Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm các yếu tố vi khí hậu, bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt;
- Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm yếu tố vật lý, bao gồm: ánh sáng, tiếng ồn, rung theo giải tần, phóng xạ, điện từ trường, bức xạ tử ngoại;
- Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp, bao gồm: yếu tố vi sinh vật, gây dị ứng, mẫn cảm, dung môi;
- Đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my: Đánh giá gánh nặng lao động thể lực; đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý; đánh giá Ec-gô-nô-my vị trí lao động;
- Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của bụi hạt, phân tích hàm lượng silic trong bụi, bụi kim loại, bụi than, bụi talc, bụi bông và bụi amiăng;
- Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của các yếu tố hóa học tối thiểu bao gồm NOx, SOx, CO, CO2, dung môi hữu cơ (benzen và đồng đẳng - toluen, xylen), thủy ngân, asen, TNT, nicotin, hóa chất trừ sâu.

Như vậy, khi quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động cần đảm bảo thực hiện được tối thiểu 70% yếu tố sau:

- Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm các yếu tố vi khí hậu, bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt;

- Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm yếu tố vật lý, bao gồm: ánh sáng, tiếng ồn, rung theo giải tần, phóng xạ, điện từ trường, bức xạ tử ngoại;

- Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp, bao gồm: yếu tố vi sinh vật, gây dị ứng, mẫn cảm, dung môi;

- Đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my: Đánh giá gánh nặng lao động thể lực; đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý; đánh giá Ec-gô-nô-my vị trí lao động;

- Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của bụi hạt, phân tích hàm lượng silic trong bụi, bụi kim loại, bụi than, bụi talc, bụi bông và bụi amiăng;

- Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của các yếu tố hóa học tối thiểu bao gồm NOx, SOx, CO, CO2, dung môi hữu cơ (benzen và đồng đẳng - toluen, xylen), thủy ngân, asen, TNT, nicotin, hóa chất trừ sâu.

quan trắc

Quan trắc môi trường lao động (Hình từ Internet)

Yếu tố có hại trong môi trường lao động cần quan trắc được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 35 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động như sau:

Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động
...
4. Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:
a) Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;
b) Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;
c) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định trên, yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:

- Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;

- Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;

- Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Để xác định số lượng yếu tố có hại trong môi trường lao động cần quan trắc căn cứ vào đâu?

Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động như sau:

Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động
1. Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.
2. Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.
3. Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.

Theo đó, căn cứ vào hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.

Quan trắc môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Môi trường không khí có phải đối tượng được quan trắc môi trường không? Theo dõi định kỳ về chất thải có phải là hoạt động quan trắc môi trường?
Pháp luật
Quan trắc môi trường đối với hoạt động khai thác dầu khí được thực hiện như thế nào theo pháp luật mới nhất?
Pháp luật
Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 về mục tiêu phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia ra sao?
Pháp luật
4 nhóm nhiệm vụ, dự án nào được ưu tiên triển khai trong Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia?
Pháp luật
Quan trắc môi trường cấp tỉnh là gì? Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường có được cấp cho doanh nghiệp tư nhân không?
Pháp luật
Dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường là gì? Việc cung cấp dữ liệu này được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Quan trắc môi trường quốc gia là gì? Chương trình quan trắc môi trường quốc gia được thực hiện bởi ai?
Pháp luật
Từ năm 2022, có những thay đổi gì về các đối tượng được cấp phép thực hiện dịch vụ quan trắc môi trường?
Pháp luật
Vị trí đặt bảng thông tin điện tử thể hiện kết quả quan trắc chất thải tự động của chủ dự án đầu tư phải được đặt như thế nào?
Pháp luật
Khi quan trắc khí thải định kỳ cơ quan cấp giấy phép môi trường có được yêu cầu quan trắc thêm các thông số quan trắc bụi, khí thải công nghiệp khác không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quan trắc môi trường
2,450 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quan trắc môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào