Khi phát hiện sự cố tràn dầu thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm báo cáo kịp thời với các cơ quan nào?
Khi phát hiện sự cố tràn dầu thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm báo cáo kịp thời với các cơ quan nào?
Theo khoản 1 đến khoản 3 Điều 13 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-TTg năm 2021 quy định về đầu mối tiếp nhận thông tin về sự cố tràn dầu như sau:
Đầu mối tiếp nhận thông tin về sự cố tràn dầu
1. Các tổ chức, cá nhân để xảy ra sự cố tràn dầu hoặc phát hiện sự cố tràn dầu có trách nhiệm báo cáo kịp thời đến một trong các cơ quan sau đây:
a) Đầu mối liên lạc quốc gia về sự cố tràn dầu trên biển;
b) Cảng vụ gần nhất;
c) Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực;
d) Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực (trong trường hợp yêu cầu cứu hộ, cứu nạn trên biển);
đ) Các đài thông tin duyên hải Việt Nam để chuyển tiếp thông tin về cơ quan chủ trì ứng phó hoặc cơ quan cứu hộ, cứu nạn;
e) Sở Tài nguyên và Môi trường;
g) Chính quyền địa phương nơi gần nhất;
h) Cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn của các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương liên quan.
2. Máy bay phát hiện vết dầu trên biển thông báo về cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn để chuyển tiếp thông tin về cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Ngoài các đầu mối trên, khi để xảy ra tràn dầu hoặc phát hiện sự cố tràn dầu có thể thông tin đến các đơn vị Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, Cảnh sát giao thông đường thủy để xử lý hoặc chuyển tiếp thông tin về cơ quan chủ trì ứng phó.
...
Theo đó, các tổ chức, cá nhân để xảy ra sự cố tràn dầu hoặc phát hiện sự cố tràn dầu có trách nhiệm báo cáo kịp thời đến một trong các cơ quan được quy định tại khoản 1 Điều 13 nêu trên.
Ngoài các đầu mối trên, khi để xảy ra tràn dầu hoặc phát hiện sự cố tràn dầu có thể thông tin đến các đơn vị Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, Cảnh sát giao thông đường thủy để xử lý hoặc chuyển tiếp thông tin về cơ quan chủ trì ứng phó.
Sự cố tràn dầu (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền khi nhận được thông tin về sự cố tràn dầu?
Căn cứ khoản 4 Điều 13 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-TTg năm 2021 quy định về xử lý thông tin, báo cáo về sự cố tràn dầu như sau:
Đầu mối tiếp nhận thông tin về sự cố tràn dầu
...
4. Xử lý thông tin, báo cáo về sự cố tràn dầu.
Khi nhận được thông tin, báo cáo về sự cố tràn dầu, cơ quan chủ trì ứng phó phải:
a) Đánh giá tính xác thực của thông tin về sự cố;
b) Sơ bộ đánh giá tính chất, phạm vi, mức độ và hậu quả có thể của sự cố tràn dầu;
c) Triển khai phương án, biện pháp ứng phó khẩn cấp với tình huống;
d) Thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan về biện pháp, kế hoạch phối hợp ứng phó khẩn cấp và ký kết hoặc quyết định các hoạt động triển khai ứng phó;
đ) Thông báo cho các cơ quan, đơn vị và người dân trong vùng, khu vực bị ảnh hưởng hoặc có khả năng bị ảnh hưởng về sự cố tràn dầu để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả;
e) Báo cáo các cấp có thẩm quyền về tình hình xử lý thông tin và các biện pháp triển khai phối hợp ứng phó cụ thể và các đề xuất, kiến nghị.
Theo đó, khi nhận được thông tin, báo cáo về sự cố tràn dầu, cơ quan chủ trì ứng phó phải đánh giá tính xác thực của thông tin về sự cố và sơ bộ đánh giá tính chất, phạm vi, mức độ và hậu quả có thể của sự cố tràn dầu.
Đồng thời triển khai phương án, biện pháp ứng phó khẩn cấp với tình huống.
Và thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan về biện pháp, kế hoạch phối hợp ứng phó khẩn cấp và ký kết hoặc quyết định các hoạt động triển khai ứng phó; các cơ quan, đơn vị và người dân trong vùng, khu vực bị ảnh hưởng hoặc có khả năng bị ảnh hưởng về sự cố tràn dầu để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả.
Và báo cáo các cấp có thẩm quyền về tình hình xử lý thông tin và các biện pháp triển khai phối hợp ứng phó cụ thể và các đề xuất, kiến nghị.
Công tác báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 14 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-TTg năm 2021 về công tác báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu như sau:
Công tác báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu
1. Trong quá trình ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương phải thường xuyên báo cáo theo phân cấp quy định.
2. Báo cáo sự cố tràn dầu duy trì liên tục từ lúc phát hiện dầu tràn đến khi kết thúc hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, bao gồm:
a) Báo cáo ban đầu sự cố tràn dầu: thực hiện khi phát hiện về sự cố tràn dầu;
b) Các báo cáo sự cố tràn dầu tiếp theo: thực hiện định kỳ hàng ngày trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu;
c) Báo cáo kết thúc sự cố tràn dầu: thực hiện khi kết thúc các hoạt động ứng phó;
d) Báo cáo tổng hợp sự cố tràn dầu: thực hiện để tổng hợp tình hình ứng phó sự cố tràn dầu từ lúc phát hiện dầu tràn đến khi kết thúc các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
3. Nội dung báo cáo gồm:
a) Thời gian xảy ra hoặc phát hiện sự cố;
b) Vị trí sự cố, tọa độ (nếu có);
c) Loại dầu;
d) Ước tính khối lượng và tốc độ dầu tràn;
đ) Điều kiện thời tiết (sóng, gió, dòng chảy...);
e) Công tác chuẩn bị ứng phó và dự kiến phương án triển khai;
g) Các yêu cầu, đề nghị trợ giúp, cứu hộ, ứng phó sự cố tràn dầu
Như vậy, trong quá trình ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương phải thường xuyên báo cáo theo phân cấp quy định.
Báo cáo sự cố tràn dầu duy trì liên tục từ lúc phát hiện dầu tràn đến khi kết thúc hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu bao gồm các báo cáo được quy định tại khoản 2 Điều 14 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?