Khi nào thì bắn 21 phát đại bác trong nghi lễ ngoại giao? Trách nhiệm hướng dẫn, quản lý việc miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao?

Khi nào thì bắn 21 phát đại bác trong nghi lễ ngoại giao? Ai có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý việc miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao? Nguyên tắc thực hiện nghi lễ đối ngoại được quy định thế nào?

Khi nào thì bắn 21 phát đại bác trong nghi lễ ngoại giao?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 18/2022/NĐ-CP:

Đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia thăm cấp nhà nước
...
2. Lễ đón cấp nhà nước:
...
d) Nghi thức duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam:
Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ quốc gia nước khách bước lên bục danh dự; Phu nhân hoặc Phu quân Chủ tịch nước và Phu nhân hoặc Phu quân Nguyên thủ quốc gia nước khách được mời đến vị trí đầu hàng các quan chức Việt Nam;
Quân nhạc cử Quốc thiều nước khách và Quốc thiều Việt Nam; bắn 21 loạt đại bác khi cử Quốc thiều hai nước theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo đề án được duyệt;
Đội trưởng Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam chào, báo cáo và mời Nguyên thủ quốc gia nước khách duyệt Đội danh dự;
Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ quốc gia nước khách duyệt Đội danh dự;
Đội danh dự chúc sức khỏe Nguyên thủ quốc gia nước khách;
Chủ tịch nước giới thiệu các quan chức Việt Nam tham gia lễ đón với Nguyên thủ quốc gia nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân. Nguyên thủ quốc gia nước khách giới thiệu các thành viên đoàn chính thức với Chủ tịch nước và Phu nhân hoặc Phu quân;
Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước giới thiệu một số Đại sứ (nếu được mời) với hai Nguyên thủ quốc gia và Phu nhân hoặc Phu quân;
Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ quốc gia nước khách trở lại bục danh dự. Phu nhân hoặc Phu quân Chủ tịch nước và Phu nhân hoặc Phu quân Nguyên thủ quốc gia nước khách được mời vào vị trí phía sau bục danh dự;
Đội danh dự diễu binh;
...

Và khoản 3 Điều 7 Nghị định 18/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

Đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước theo hai chức danh
...
3. Lễ đón cấp nhà nước:
...
d) Nghi thức duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam:
Tổng Bí thư cùng Trưởng đoàn nước khách bước lên bục danh dự; Phu nhân hoặc Phu quân Tổng Bí thư và Phu nhân hoặc Phu quân Trưởng đoàn nước khách được mời đến vị trí đầu hàng các quan chức Việt Nam;
Quân nhạc cử Quốc thiều nước khách và Quốc thiều Việt Nam; bắn 21 loạt đại bác khi cử Quốc thiều hai nước theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo đề án được duyệt;
Đội trưởng Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam chào, báo cáo và mời Trưởng đoàn nước khách duyệt Đội danh dự;
Tổng Bí thư cùng Trưởng đoàn nước khách duyệt Đội danh dự;
Đội danh dự chúc sức khỏe Trưởng đoàn nước khách;
Tổng Bí thư giới thiệu các quan chức Việt Nam tham gia lễ đón với Trưởng đoàn nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân. Trưởng đoàn nước khách giới thiệu các thành viên đoàn chính thức với Tổng Bí thư và Phu nhân hoặc Phu quân;
Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước giới thiệu một số Đại sứ (nếu được mời) với Tổng Bí thư và Phu nhân hoặc Phu quân, Trưởng đoàn nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân;
Tổng Bí thư cùng Trưởng đoàn nước khách trở lại bục danh dự. Phu nhân hoặc Phu quân Tổng Bí thư và Phu nhân hoặc Phu quân Trưởng đoàn nước khách được mời vào vị trí phía sau bục danh dự;
Đội danh dự diễu binh;
...

Theo đó, việc bắn 21 phát đại bác trong nghi lễ ngoại giao được thực hiện trong hai trường hợp sau:

- Khi đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia thăm cấp nhà nước theo lễ đón cấp nhà nước: bắn 21 loạt đại bác khi cử Quốc thiều hai nước theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo đề án được duyệt.

- Khi đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước theo hai chức danh theo lễ đón cấp nhà nước: bắn 21 loạt đại bác khi cử Quốc thiều hai nước theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo đề án được duyệt.

Khi nào thì bắn 21 phát đại bác trong nghi lễ ngoại giao? trách nhiệm hướng dẫn, quản lý việc miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao?

Khi nào thì bắn 21 phát đại bác trong nghi lễ ngoại giao? (Hình từ Internet)

Ai có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý việc miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 81/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Ngoại giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
11. Về công tác lễ tân nhà nước:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về nghi lễ đối ngoại và quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, quản lý việc thực hiện quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao đối với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế;
b) Triển khai việc chấp thuận đại diện ngoại giao của các nước, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài;
c) Chuẩn bị và phục vụ các đoàn cấp cao nhà nước đi thăm các nước hoặc dự hội nghị quốc tế; tổ chức đón tiếp các đoàn cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế thăm Việt Nam theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện cấp chứng minh thư cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lãnh sự danh dự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên gia đình theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, Bộ Ngoại giao là cơ quan có nhiệm vụ hướng dẫn, quản lý việc thực hiện quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao đối với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế.

Nguyên tắc thực hiện nghi lễ đối ngoại được quy định thế nào?

Nguyên tắc thực hiện nghi lễ đối ngoại được quy định tại Điều 4 Nghị định 18/2022/NĐ-CP như sau:

- Cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện nghi lễ đối ngoại phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật và thông lệ quốc tế.

- Việc tổ chức nghi lễ đối ngoại phải được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống chính trị bao gồm các cơ quan Đảng và Nhà nước, phục vụ yêu cầu chính trị, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, khẳng định được vị thế và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị Việt Nam.

- Cơ quan chủ trì kiến nghị các biện pháp nghi lễ đối ngoại trên cơ sở đối đẳng, có đi có lại; chú trọng xử lý các khác biệt giữa hệ thống chính trị, phong tục, văn hóa Việt Nam với hệ thống chính trị, phong tục, văn hóa nước khách.

- Các trường hợp đặc biệt thực hiện theo đề án riêng và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

Nghi lễ ngoại giao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi nào thì bắn 21 phát đại bác trong nghi lễ ngoại giao? Trách nhiệm hướng dẫn, quản lý việc miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghi lễ ngoại giao
232 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghi lễ ngoại giao

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghi lễ ngoại giao

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào