Khi nào phải kê khai tài sản bổ sung? Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có phải kê khai tài sản, thu nhập hàng năm không?
Nguyên tắc kiểm soát tài sản, thu nhập được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc kiểm soát tài sản, thu nhập như sau:
- Hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập phải bảo đảm minh bạch, khách quan, công bằng; được thực hiện đúng thẩm quyền, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; không xâm phạm quyền tài sản của người có nghĩa vụ kê khai.
- Mọi vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm việc sử dụng không đúng mục đích thông tin, dữ liệu trong kiểm soát tài sản, thu nhập.
- Việc thực hiện các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập và xử lý hành vi kê khai, giải trình không trung thực phải căn cứ vào bản kê khai, việc giải trình và Kết luận xác minh được thực hiện theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Nghị định này.
Khi nào phải kê khai tài sản bổ sung?Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có phải kê khai tài sản, thu nhập hàng năm không?
Khi nào phải kê khai tài sản bổ sung?
Căn cứ Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập như sau:
- Kê khai lần đầu được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
+ Người đang giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này tại thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2019;
+ Người lần đầu giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trí công tác.
- Kê khai bổ sung được thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập, trừ trường hợp đã kê khai theo quy định tại khoản 3 Điều này.
- Kê khai hằng năm được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
+ Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12;
+ Người không thuộc quy định tại điểm a khoản này làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12.
- Kê khai phục vụ công tác cán bộ được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
+ Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác;
+ Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật này. Thời điểm kê khai được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.
Như vậy, đối với đối tượng là cá nhân có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định thì thực hiện kê khai bổ sung khi có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Việc kê khai này phải hoàn thành trước ngày 31/12 của năm có biến động, trừ trường hợp người có nghĩa vụ kê khai đã kê khai hàng năm theo quy định.
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có phải kê khai tài sản, thu nhập hàng năm không?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định về người có nghĩa vụ kê khai hằng năm như sau:
- Người có nghĩa vụ kê khai theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 36 của Luật Phòng, chống tham nhũng bao gồm:
Các ngạch công chức và chức danh sau đây:
+ Chấp hành viên;
+ Điều tra viên;
+ Kế toán viên;
+ Kiểm lâm viên;
+ Kiểm sát viên;
+ Kiểm soát viên ngân hàng;
+ Kiểm soát viên thị trường;
+ Kiểm toán viên;
+ Kiểm tra viên của Đảng;
+ Kiểm tra viên hải quan;
+ Kiểm tra viên thuế;
+ Thanh tra viên;
+ Thẩm phán.
- Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực được xác định trong danh mục tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định này.
- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Như vậy, căn cứ khoản 3 Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP thì đối tượng người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng phải thực hiện nghĩa vụ kê khai tài sản hàng năm.
Trên đây là những quy định pháp luật liên quan đến nội dung kê khai tài sản mà bạn quan tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?