Khi nào không thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân?
- Khi nào không thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân?
- Kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân được quy định ra sao?
- Nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân được quy định ra sao?
Khi nào không thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân?
Theo quy định tại Điều 8 Quy định về việc chuyển đổi vị trí công tác trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 2008/QĐ-TANDTC năm 2021 quy định như sau:
Trường hợp không thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
Không thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng trước khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, không thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng trước khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Khi nào không thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân? (Hình từ Internet)
Kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân được quy định ra sao?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Quy định về việc chuyển đổi vị trí công tác trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 2008/QĐ-TANDTC năm 2021 quy định như sau:
Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
1. Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý (sau đây gọi là chuyển đổi nội bộ) hoặc giữa các cơ quan, đơn vị trong phạm vi quản lý thuộc đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác phải được tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị thông qua dự thảo; được công bố công khai trong thời hạn 15 ngày để toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị tham gia đóng góp ý kiến; sau khi tập hợp các ý kiến đóng góp, tập thể lãnh đạo và cấp ủy thảo luận thông qua và báo cáo Lãnh đạo trực tiếp phụ trách đơn vị.
...
Theo đó, kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân phải được tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị thông qua dự thảo.
Kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân được công bố công khai trong thời hạn 15 ngày để toàn thể công chức trong đơn vị tham gia đóng góp ý kiến.
Sau khi tập hợp các ý kiến đóng góp, tập thể lãnh đạo và cấp ủy thảo luận thông qua và báo cáo Lãnh đạo trực tiếp phụ trách đơn vị.
Nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 3 Quy định về việc chuyển đổi vị trí công tác trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 2008/QĐ-TANDTC năm 2021 quy định như sau:
Nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác
1. Việc chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện định kỳ, thường xuyên, áp dụng đối với công chức, viên chức được bố trí vào các vị trí công tác thuộc các lĩnh vực hoặc bộ phận công tác, quy định tại Điều 2 Quy định này.
2. Cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.
3. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, pháp luật về công chức, viên chức và quy định của pháp luật liên quan, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng và bảo đảm hiệu quả công tác của Tòa án nhân dân.
4. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải khách quan, công tâm, khoa học và hợp lý; phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường, chuyên môn, nghiệp vụ của người phải chuyển đổi vị trí công tác, không làm thay đổi tính chất công việc của người phải chuyển đổi vị trí công tác; chống cục bộ, bè phái, cá nhân; không gây mất đoàn kết và không làm xáo trộn sự ổn định trong cơ quan, đơn vị.
5. Phải được tiến hành theo kế hoạch, được công bố công khai trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, trường hợp cụ thể phải chuyển đổi vị trí công tác, thời gian thực hiện chuyển đổi, quyền, nghĩa vụ của người phải chuyển đổi vị trí công tác và biện pháp tổ chức thực hiện.
6. Nghiêm cấm lợi dụng các quy định về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức vì mục đích vụ lợi hoặc để trù dập.
Như vậy, nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại Tòa án nhân dân được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?