Khi nào được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hay bảo hiểm sẽ chi trả mọi tổn thất trong thời gian khách hàng tham gia bảo hiểm?
Khi tham gia bảo hiểm thì có phải mọi tổn thất đều được bảo hiểm chi trả hay không?
Theo quy đinh của pháp luật thì không phải mọi tổn thất đều được bảo hiểm chi trả cụ thể theo quy định tại Điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm như sau:
Điều 16. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.
3. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Như vậy khi anh/chị tham gia bảo hiểm sẽ có trường hợp bảo hiểm không phải bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm khi có thiệt hại xảy ra. Điều khoản loại trừ bảo hiểm sẽ phải được quy định trong hợp đồng bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải có nghĩa vụ giải thích rõ cho bên mua.
Khi nào được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hay bảo hiểm sẽ chi trả mọi tổn thất trong thời gian khách hàng tham gia bảo hiểm?
Trường hợp nào doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm?
Căn cứ theo Điều 39 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định các trường hợp không trả tiền bảo hiểm như sau:
Điều 39. Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
2. Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan; nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Như vậy, không phải cứ tham gia bảo hiểm là mọi tổn thất đều được bảo hiểm thanh toán. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được thực hiện theo các quy định đã được trích dẫn ở trên.
Nợ phí bảo hiểm thì trách nhiệm bảo hiểm có phát sinh hay không?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010) quy định về thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm như sau:
Điều 15. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm
Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm;
2. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm;
3. Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.
Chiếu theo quy định trên thì khi nợ phí bảo hiểm trong trường hợp có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua thì trách nhiệm bảo hiểm vẫn sẽ phát sinh vào thời điểm hợp đồng đã được giao kết. Trường hợp nợ phí bảo hiểm nhưng không có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm thì dù hợp đồng đã được giao kết nhưng thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm sẽ là lúc người mua hoàn thành việc đóng đủ phí bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm có thể được chuyển nhượng hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm như sau:
Điều 26. Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.
Theo quy định trên người mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cho người khác trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có quy định, đồng thời phải có văn bản chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm cho việc chuyển nhượng đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?