Khi nào doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài được công nhận là hội viên liên kết của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam?
Khi nào doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài được công nhận là hội viên liên kết của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam?
Theo Điều 9 Điều lệ của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 49/2004/QĐ-BNV quy định hội viên liên kết như sau:
Hội viên liên kết
Công dân, tổ chức Việt Nam và doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài không có điều kiện trở thành hội viên chính thức của Hội viên có nhiều đóng góp xây dựng Hội, tán thành Điều lệ Hội thì được công nhận là hội viên liên kết.
Căn cứ trên quy định doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài được công nhận là hội viên liên kết của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam khi doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài không có điều kiện trở thành hội viên chính thức có nhiều đóng góp xây dựng Hội và tán thành Điều lệ Hội.
Nhiệm vụ của hội viên liên kết của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam là gì?
Theo Điều 13 Điều lệ của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 49/2004/QĐ-BNV quy định về nhiệm vụ của hội viên liên kết của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ của Hội viên
1. Chấp hành Điều lệ Hội, thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của Hội, tích cực hoạt động cho Hội.
2. Chấp hành mọi quy định của Nhà nước và của Hội về tài chính, kế toán và kiểm toán.
3. Tuyên truyền phát triển Hội viên mới, phát triển các tổ chức thành viên mới của Hội.
4. Tham gia sinh hoạt và đóng Hội phí đầy đủ.
5. Không ngừng nâng cao trình độ, khả năng về mọi mặt, đặc biệt là trình độ nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, tài chính và trình độ quản lý.
6. Giữ gìn và đề cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
7. Bảo vệ danh dự và lợi ích hợp pháp của Hội, vận động mọi người hưởng ứng các hoạt động của Hội.
Như vậy, hội viên liên kết của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Chấp hành Điều lệ Hội, thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của Hội, tích cực hoạt động cho Hội.
- Chấp hành mọi quy định của Nhà nước và của Hội về tài chính, kế toán và kiểm toán.
- Tuyên truyền phát triển Hội viên mới, phát triển các tổ chức thành viên mới của Hội.
- Tham gia sinh hoạt và đóng Hội phí đầy đủ.
- Không ngừng nâng cao trình độ, khả năng về mọi mặt, đặc biệt là trình độ nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, tài chính và trình độ quản lý.
- Giữ gìn và đề cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
- Bảo vệ danh dự và lợi ích hợp pháp của Hội, vận động mọi người hưởng ứng các hoạt động của Hội.
Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài được công nhận là hội viên liên kết của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam (Hình từ Internet)
Quyền lợi của hội viên liên kết của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam được quy định ra sao?
Theo Điều 14 Điều lệ của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 49/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Quyền của Hội viên
1. Được tham gia các hoạt động của Hội.
2. Được Hội giúp đỡ, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán, kiểm toán; được tạo điều kiện để phát huy khả năng về mọi mặt có liên quan đến nghề nghiệp.
3. Được Hội bảo trợ, tạo điều kiện để thực hiện các sáng kiến, phát minh hoặc công trình nghiên cứu của mình theo khả năng của Hội.
4. Được Hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong hoạt động nghề nghiệp trong phạm vi quyền hạn của Hội.
5. Được kiến nghị với Hội để đề nghị với cơ quan chức năng nhà nước những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán.
6. Được tham gia thảo luận, biểu quyết mọi công việc của Hội; được ứng cử, đề cử và bầu cử vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội.
7. Được làm đơn xin ra khỏi Hội.
Bên cạnh đó, theo Điều 7 Điều lệ của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 49/2004/QĐ-BNV quy định Hội viên liên kết không được tham gia ứng cử, đề cử, bầu cử vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội và không được tham gia biểu quyết các vấn đề của Hội.
Như vậy, doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài được công nhận là hội viên liên kết của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam có quyền:
- Được tham gia các hoạt động của Hội.
- Được Hội giúp đỡ, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán, kiểm toán; được tạo điều kiện để phát huy khả năng về mọi mặt có liên quan đến nghề nghiệp.
- Được Hội bảo trợ, tạo điều kiện để thực hiện các sáng kiến, phát minh hoặc công trình nghiên cứu của mình theo khả năng của Hội.
- Được Hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong hoạt động nghề nghiệp trong phạm vi quyền hạn của Hội.
- Được kiến nghị với Hội để đề nghị với cơ quan chức năng nhà nước những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán.
- Được tham gia thảo luận mọi công việc của Hội;
- Được làm đơn xin ra khỏi Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?