Khi nào đấu thầu qua mạng bắt buộc áp dụng với mọi gói thầu? Không tổ chức đấu thầu qua mạng bị phạt bao nhiêu?
Khi nào đấu thầu qua mạng bắt buộc áp dụng với mọi gói thầu?
Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng được quy định tại Điều 50 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng
1. Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh trong nước phải thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo lộ trình sau đây:
a) Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024, việc đấu thầu qua mạng hoặc không qua mạng thực hiện theo quy định của Chính phủ;
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, áp dụng đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Các nội dung lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:
a) Đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
c) Lập, nộp hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
d) Mở thầu;
đ) Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, mời thương thảo hợp đồng, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
e) Thỏa thuận liên danh, bảo lãnh dự thầu điện tử, bảo lãnh thực hiện hợp đồng điện tử;
g) Làm rõ các nội dung trong đấu thầu;
h) Gửi và nhận đơn kiến nghị;
i) Hợp đồng điện tử;
k) Thanh toán điện tử.
...
Tại quy định này có đề cập, từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, áp dụng đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 50 Luật Đấu thầu 2023.
Khi nào đấu thầu qua mạng bắt buộc áp dụng với mọi gói thầu? Không tổ chức đấu thầu qua mạng bị phạt bao nhiêu? (hình từ internet)
Không tổ chức đấu thầu qua mạng với gói thầu đủ điều kiện tổ chức đấu thầu qua mạng theo lộ trình bị phạt bao nhiêu?
Vi phạm khác về đấu thầu Điều 38 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm khác về đấu thầu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ, tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà thầu không đúng quy định pháp luật về đấu thầu;
b) Không tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định pháp luật về đấu thầu;
c) Không báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu định kỳ theo quy định pháp luật về đấu thầu;
d) Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không đúng thời hạn thông tin, hồ sơ, tài liệu về công tác đấu thầu để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi, giám sát hoạt động đấu thầu.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu nhưng không có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Cá nhân tham gia Tổ chuyên gia hoặc tổ chức thẩm định các nội dung trong đấu thầu nhưng không có bản cam kết theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Không tổ chức đấu thầu qua mạng đối với các gói thầu đủ điều kiện tổ chức đấu thầu qua mạng theo lộ trình quy định.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Trong lĩnh vực đầu tư là 300.000.000 đồng;
b) Trong lĩnh vực đấu thầu là 300.000.000 đồng;
c) Trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp là 100.000.000 đồng;
d) Trong lĩnh vực quy hoạch là 500.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, không tổ chức đấu thầu qua mạng đối với gói thầu đủ điều kiện tổ chức đấu thầu qua mạng theo lộ trình có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Đối với cá nhân, mức phạt tiền sẽ từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Lộ trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng do cơ quan nào quy định?
Tại Điều 50 Luật Đấu thầu 2023 quy định về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng như sau:
Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng
...
4. Chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm: chi phí tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu theo quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật này, tham dự thầu, ký kết hợp đồng và các chi phí khác khi đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
5. Chính phủ quy định việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại khoản 6 Điều 51 của Luật này; kỹ thuật đấu thầu qua mạng phù hợp với tính năng và sự phát triển của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; quy trình, thủ tục, chi phí đấu thầu qua mạng; lộ trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng; những trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Theo quy định này thì Chính phủ sẽ là cơ quan quy định về lộ trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?