Khi nào công bố dịch hại thực vật và hết dịch hại thực vật? Chủ thực vật có thực vật bị thiệt hại có được hỗ trợ kinh phí không?

Tôi xin hỏi khi nào cơ quan nhà nước tiến hành công bố dịch hại thực vật? Nếu bị thiệt hại do dịch hại thực vật gây ra thì có được hỗ trợ gì không? Do tôi hiện tại đang trồng các loại hoa màu số lượng hàng nghìn cây nhưng lại bị các loại sinh vật gây hại lạ số lượng rất nhiều ở đâu đến, chúng ăn và phá hủy các cây hoa màu của tôi và cả hàng xóm tôi đều bị. Xin hỏi tôi có được hỗ trợ gì không? Mong được giải đáp! Xin cảm ơn!

Khi nào công bố dịch hại thực vật?

Theo Điều 4 Nghị định 116/2014/NĐ-CP quy định điều kiện công bố dịch hại thực vật như sau:

- Đối với sinh vật gây hại thực vật không thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật, không phải là sinh vật gây hại lạ thì phải đảm bảo hai điều kiện sau:

+ Sinh vật gây hại thực vật gia tăng đột biến cả về số lượng, diện tích, mức độ gây hại so với trung bình của 02 (hai) năm trước liền kề của thời điểm công bố dịch và dự báo của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh trở lên; có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, môi trường, đời sống nhân dân, vượt quá khả năng kiểm soát của chủ thực vật;

+ Các biện pháp quản lý sinh vật gây hại đã được chủ thực vật áp dụng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật nhưng chưa đạt hiệu quả, phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp, bắt buộc chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn có dịch thực hiện nghiêm chỉnh trong một thời gian nhất định để nhanh chóng khống chế, dập tắt dịch.

- Đối với sinh vật gây hại thực vật là đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ

Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ xuất hiện hoặc xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ thiết lập quần thể, lây lan ra diện rộng mà phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp, bắt buộc chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn có dịch thực hiện nghiêm chỉnh để nhanh chóng bao vây và xử lý triệt để đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ.

Như vậy, theo như thông tin anh/chị cung cấp thì loài sinh vật lạ có cánh gây hại xuất hiện với số lượng rất lớn và được rất nhiều người dân phản ánh. Thỏa điều kiện được công bố dịch hại thực vật.

Công bố dịch hại thực vật và hết dịch hại thực vật

Khi nào công bố hết dịch hại thực vật?

Tại Điều 19 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định công bố hết dịch hại thực vật như sau:

Khi dịch hại thực vật đã được khống chế và không còn nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng thì người có thẩm quyền công bố dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này quyết định công bố hết dịch.

Chủ thực vật có thực vật bị thiệt hại có được hỗ trợ kinh phí không?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 116/2014/NĐ-CP quy định kinh phí chống dịch hại thực vật như sau:

- Nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật

+ Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành;

+ Kinh phí của tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hoặc trực tiếp quản lý chủ thực vật;

+ Đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, tổ chức quốc tế và các nguồn hợp pháp khác.

- Đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí chống dịch hại thực vật:

+ Chủ thực vật có thực vật bị thiệt hại do dịch hại gây ra hoặc buộc phải áp dụng biện pháp chống dịch theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Người tham gia chống dịch hại thực vật.

- Nội dung được hỗ trợ chống dịch hại thực vật

+ Tuyên truyền, tập huấn, tổ chức chống dịch;

+ Phương tiện, trang thiết bị, thuốc bảo vệ thực vật để chống dịch;

+ Thiệt hại do dịch hại gây ra;

+ Thiệt hại do phải áp dụng biện pháp xử lý thực vật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chi phí xử lý.

- Mức hỗ trợ chống dịch hại thực vật

+ Đối với các nội dung hỗ trợ đã có định mức, tiêu chuẩn do Nhà nước quy định thì chi theo quy định hiện hành;

+ Đối với những nội dung hỗ trợ chưa có quy định về định mức, tiêu chuẩn, Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách địa phương.

- Sử dụng nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật từ ngân sách nhà nước

+ Kinh phí chống dịch tại địa phương do Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Trường hợp kinh phí chống dịch hại thực vật phát sinh lớn, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có báo cáo gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

+ Kinh phí chi cho các hoạt động chống dịch của các cơ quan trung ương bố trí từ nguồn ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

- Sử dụng nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật của chủ thực vật

Các chi phí để chống dịch khác ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, kinh phí tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, tổ chức quốc tế (nếu có).

- Sử dụng nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật do đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, tổ chức quốc tế và các nguồn hợp pháp khác.

+ Đối với nguồn đóng góp, tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

+ Đối với các nguồn đóng góp, tài trợ hợp pháp khác được thực hiện theo yêu cầu của nhà tài trợ.

Như vậy, trường hợp của anh/chị và cả hàng xóm anh/chị đều bị thiệt hại đến các cây hoa màu do dịch hại gây ra thì sẽ được nhà nước hổ trợ kinh phí chống dịch hại thực vật lấy nguồn từ ngân sách nhà nước. Mức hổ trợ chống dịch hại thực vật sẽ được tính tùy theo tình huống và thực tế thiệt hại khác nhau dựa trên định mức và tiêu chuẩn của pháp luật.

Dịch hại thực vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Theo pháp luật Việt Nam, đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí chống dịch hại thực vật là ai?
Pháp luật
Trong thời hạn bao lâu thì Quyết định công bố dịch hại thực vật phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng?
Pháp luật
Đối tượng phải kiểm soát trong hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật là gì? Danh mục đối tượng phải kiểm soát do ai quy định?
Pháp luật
Chủ thực vật là ai? Chủ thực vật phải thực hiện biện pháp chống dịch hại thực vật theo yêu cầu của ai?
Pháp luật
Cục Bảo vệ thực vật đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố dịch hại thực vật trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh có trách nhiệm gì trong việc chống dịch hại thực vật? Kinh phí chống dịch hại thực vật lấy từ đâu?
Pháp luật
Khi nào công bố dịch hại thực vật và hết dịch hại thực vật? Chủ thực vật có thực vật bị thiệt hại có được hỗ trợ kinh phí không?
Pháp luật
Dịch hại thực vật xảy ra Cơ quan nhà nước có công bố hay không? Chống dịch hại thực vật được tổ chức như thế nào?
Pháp luật
Khi nào mới được công bố dịch hại thực vật? Muốn công bố dịch hại thực vật cần làm những thủ tục gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch hại thực vật
1,665 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch hại thực vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch hại thực vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào