Khi mắc bệnh ung khí thán thì cá thể mắc bệnh thường xuất hiện những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Bệnh ung khí thán là bệnh truyền nhiễm thường xuất hiện ở những loài nào?
Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-23:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 23: Bệnh ung khí thán quy định về bệnh ung khí thán như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
Bệnh ung khí thán (Blackleg disease)
Bệnh ung khí thán là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trâu, bò do vi khuẩn yếm khí Clostridium chauvoei gây ra, có đặc trưng là trâu, bò sốt cao, các bắp thịt sưng, khí thũng.
Tại tiết 5.1.1 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-23:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 23: Bệnh ung khí thán quy định về đặc điểm dịch tể của bệnh ung khí thán như sau:
Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
5.1.1. Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào những tháng nóng, ẩm, mưa nhiều.
- Bệnh xuất hiện lẻ tẻ.
- Vi khuẩn không lây trực tiếp từ con ốm sang con khỏe. Nha bào từ xác chết, phân, dịch bài xuất vào trong đất và sống ở đó. Khi mưa, lũ lụt, nước làm nha bào nổi lên mặt đất. Gia súc ăn phải nha bào sẽ mắc bệnh.
- Bệnh thường xảy ra ở trâu, bò, dê, cừu, lợn, ngựa ít mắc bệnh. Súc vật non từ 6 tháng tuổi đến 3 năm tuổi mắc bệnh nhiều hơn súc vật già.
...
Theo đó, bệnh ung khí thán là bệnh bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn yếm khí Clostridium chauvoei gây ra, có đặc trưng là trâu, bò sốt cao, các bắp thịt sưng, khí thũng.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào những tháng nóng, ẩm, mưa nhiều; thường xảy ra ở trâu, bò, dê, cừu, lợn, ngựa ít mắc bệnh. Súc vật non từ 6 tháng tuổi đến 3 năm tuổi mắc bệnh nhiều hơn súc vật già.
Vi khuẩn không lây trực tiếp từ con ốm sang con khỏe. Nha bào từ xác chết, phân, dịch bài xuất vào trong đất và sống ở đó. Khi mưa, lũ lụt, nước làm nha bào nổi lên mặt đất. Gia súc ăn phải nha bào sẽ mắc bệnh.
Khi mắc bệnh ung khí thán thì cá thể mắc bệnh thường xuất hiện những triệu chứng lâm sàng như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi mắc bệnh ung khí thán thì cá thể mắc bệnh thường xuất hiện những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Theo tiết 5.1.2 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-23:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 23: Bệnh ung khí thán quy định về triệu chứng lâm sàng của bệnh ung khí thán như sau:
Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
...
5.1.2. Triệu chứng lâm sàng
- Thể quá cấp tính: Một vài con trâu, bò chết đột ngột mà không biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
- Thể cấp tính: Ban đầu sốt cao từ 39 °C tới 39,5 °C, khi các triệu chứng bệnh biểu hiện rõ ràng thì nhiệt độ giảm xuống bình thường.
- Con vật có các khối ung, khí thũng ở vùng cơ mông, chi sau, ngực, vai, lưng.
- Khối ung nóng và đau, sau đó trở nên lạnh và không đau, ấn tay vào có tiếng kêu lạo xạo.
- Khi ung ở đùi, chân, con vật đi lại khó khăn.
- Khi ung ở cổ, con vật thè lưỡi, khó thở.
...
Cá thể mắc bệnh ung khí thán thường chết đột ngột mà không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Ban đầu sốt cao từ 39 °C tới 39,5 °C, khi các triệu chứng bệnh biểu hiện rõ ràng thì nhiệt độ giảm xuống bình thường.
Con vật có các khối ung, khí thũng ở vùng cơ mông, chi sau, ngực, vai, lưng. Khối ung nóng và đau, sau đó trở nên lạnh và không đau, ấn tay vào có tiếng kêu lạo xạo. Khi ung ở đùi, chân, con vật đi lại khó khăn, khi ung ở cổ, con vật thè lưỡi, khó thở.
Để chẩn đoán bệnh ung khí thán thông qua thí nghiệm trên động vật thì cần chuẩn bị những gì?
Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-23:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 23: Bệnh ung khí thán quy định về việc chẩn đoán trong phòng thí nghiệm như sau:
Cách tiến hành
...
5.2 Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
5.2.1. Lấy mẫu
Bệnh phẩm gồm: Các vùng cơ, vùng mô bị phù nề, gan.
Lấy vô trùng từ 50 g đến 100 g mỗi loại bệnh phẩm, cho vào từng lọ hay túi ni lon vô trùng riêng biệt, đậy kín, bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C và gửi về phòng thí nghiệm chậm nhất 24 h sau khi lấy mẫu.
Gửi kèm theo bệnh phẩm giấy yêu cầu xét nghiệm có ghi rõ triệu chứng, bệnh tích và đặc điểm dịch tễ.
5.2.2. Tiêm động vật thí nghiệm
Động vật thí nghiệm: Chuột lang khỏe mạnh có trọng lượng từ 200 g tới 250 g.
Tiêm động vật thí nghiệm: Mẫu bệnh phẩm được nghiền nát, hòa với nước muối sinh lý 0,9 % theo tỷ lệ 1/10, tiêm vào bắp thịt cho chuột lang từ 0,1 ml đến 0,2 ml.
Vi khuẩn Clostridium chauvoei làm chết chuột lang trong vòng 24 h đến 48 h. Mẫu cơ, mô vùng phù nề, gan được làm tiêu bản để kiểm tra hình thái vi khuẩn trên kính hiển vi và tiến hành phân lập, giám định vi khuẩn.
...
Trước tiên cần lấy mẫu bệnh phẩm ở cá thể có triệu chứng bệnh, mẫu bệnh phẩm có thể lấy là các vùng cơ, vùng mô bị phù nề, gan của cá thể.
Lấy vô trùng từ 50 g đến 100 g mỗi loại bệnh phẩm, cho vào từng lọ hay túi ni lon vô trùng riêng biệt, đậy kín, bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C và gửi về phòng thí nghiệm chậm nhất 24 h sau khi lấy mẫu.
Mẫu bệnh phẩm được nghiền nát, hòa với nước muối sinh lý 0,9 % theo tỷ lệ 1/10, tiêm vào bắp thịt cho chuột lang từ 0,1 ml đến 0,2 ml. Sau đó sẽ tiêm lên chuột lang để thí nghiệm, cần sử dụng chuột lang khỏe mạnh có trọng lượng từ 200 g tới 250 g.
Vi khuẩn Clostridium chauvoei làm chết chuột lang trong vòng 24 h đến 48 h. Mẫu cơ, mô vùng phù nề, gan được làm tiêu bản để kiểm tra hình thái vi khuẩn trên kính hiển vi và tiến hành phân lập, giám định vi khuẩn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?