Khi lựa chọn hình thức và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có cần lấy ý kiến của trẻ em hay không?
- Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải đảm bảo những điều kiện nào?
- Khi lựa chọn hình thức và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có cần lấy ý kiến của trẻ em hay không?
- Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm trong việc tư vấn, hướng dẫn người chăm sóc trẻ em tiếp cận dịch vụ bảo vệ trẻ em hay không?
Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải đảm bảo những điều kiện nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH thì điều kiện để cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cụ thể như sau:
- Bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Trẻ em 2016, cụ thể:
+ Cá nhân, người đại diện gia đình là người cư trú tại Việt Nam;
+ Có sức khỏe và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt;
+ Không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
+ Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em;
+ Không bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;
+ Có chỗ ở và Điều kiện kinh tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;
+ Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; có sự đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình về việc nhận chăm sóc trẻ em;
+ Các thành viên trong gia đình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em;
+ Người thân thích nhận trẻ em chăm sóc thay thế phải là người thành niên; các trường hợp khác phải hơn trẻ em từ 20 tuổi trở lên.
- Đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác minh theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP.
- Hồ sơ bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 56/2017/NĐ-CP.
- Đã được cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hoặc người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tư vấn theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH.
- Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú phê duyệt đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế.
Khi lựa chọn hình thức và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có cần lấy ý kiến của trẻ em hay không?
Khi lựa chọn hình thức và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có cần lấy ý kiến của trẻ em hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 42 Nghị định 56/2017/NĐ-CP về lựa chọn hình thức và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cụ thể như sau:
Lựa chọn hình thức và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế
1. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm lựa chọn hình thức, cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế phù hợp với trẻ em; xác minh điều kiện của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật trẻ em theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; cung cấp thông tin về cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em và lấy ý kiến của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên.
2. Thứ tự ưu tiên lựa chọn hình thức chăm sóc thay thế:
a) Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình là người thân thích;
b) Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích;
c) Chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.
3. Thứ tự ưu tiên chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế:
a) Người thân thích;
b) Cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế nơi trẻ em cư trú;
c) Công dân Việt Nam cư trú trong nước;
d) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Như vậy, khi lựa chọn hình thức và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin về cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em và lấy ý kiến của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên.
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm trong việc tư vấn, hướng dẫn người chăm sóc trẻ em tiếp cận dịch vụ bảo vệ trẻ em hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 53 Luật trẻ em 2016 về trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã cụ thể như sau:
Trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã
1. Đánh giá nguy cơ và xác định các nhu cầu của trẻ em cần được bảo vệ.
2. Tham gia quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi.
3. Tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tiếp cận dịch vụ bảo vệ trẻ em, trợ giúp xã hội, y tế, giáo dục, pháp lý và các nguồn trợ giúp khác.
4. Tư vấn kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em cho trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình, cộng đồng.
5. Kiến nghị biện pháp chăm sóc thay thế và theo dõi quá trình thực hiện.
6. Hỗ trợ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, người làm chứng trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng theo quy định tại Điều 72 của Luật này.
Như vậy, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm tư vấn kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em cho trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình, cộng đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?