Khi làm hồ sơ tự công bố sản phẩm thì kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
Khi làm hồ sơ tự công bố sản phẩm thì kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
Hồ sơ tự công bố sản phẩm thì kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định:
Hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm
1. Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
...
Theo quy định trên thì để thực hiện tự công bố sản phẩm thì cần có bản tự công bố sản phẩm và phiếu kết quả kiểm nghiệm ATTP của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng được cấp bởi phòng kiểm nghiệm chỉ định do Bộ Y tế công bố hoặc Phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.
Để xác định phiếu kết quả kiệm nghiệm này có phù hợp để làm hồ sơ tự công bố hay không thì chị nên trao đổi thêm với bên Phòng kiểm nghiệm để xác nhận xem họ đảm bảo phù hợp ISO 17025 chưa chị nhé.
Bên cạnh đó, chị cũng lưu ý rằng tính đến thời điểm nộp hồ sơ tự công bố thì phiếu kiểm nghiệm vẫn còn trong thời hạn 12 tháng, nếu vượt quá thời hạn này thì hồ sơ của mình không hợp lệ.
Kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm (Hình từ Internet)
Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự nào?
Trình tự công bố sản phẩm theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, khoản 2 Điều 1 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:
- Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm
(Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).
- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.
Có bắt buộc các tài liệu trong hồ sơ tự công bố sản phẩm là tiếng Việt không?
Có bắt buộc các tài liệu trong hồ sơ tự công bố sản phẩm là tiếng Việt không thì theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định:
Hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm
...
3. Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
4. Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Theo đó, các tài liệu trong hồ sơ tự công bố sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?