Khi khai hải quan sai so với thực tế về xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo đồng thời khai sai số lượng vận đơn chủ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Cho mình hỏi hiện tại nếu khai hải quan sai so với thực tế về xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo đồng thời khai sai số lượng vận đơn chủ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Rất mong được giải đáp!

Nếu thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

“d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;”

Như vậy, trong trường hợp tổ chức hoặc cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.

Khai hải quan sai so với thực tế về xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Khi khai hải quan sai so với thực tế về xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ khoản 6, khoản 1 Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

+ Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp; trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này;

+Không khai trên tờ khai hải quan mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán theo quy định của pháp luật hải quan mà không ảnh hưởng đến trị giá hải quan.

- Vi phạm quy định về khai hải quan tại Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn quy định thì bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

+ Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

+ Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;

Như vậy, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức khi vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:

+ Đối với tổ chức có hành vi khai hải quan sai so với thực tế về xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

+ Đối với cá nhân có hành vi khai hải quan sai so với thực tế về xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (do mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP)

Khai sai số lượng vận đơn chủ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ khoản 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Khai sai số lượng vận đơn chủ, vận đơn thứ cấp trên bản khai hàng hóa của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

+ Khai sai số lượng hành khách trên danh sách hành khách của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

+ Khai sai số lượng kiện hành lý trên bản khai hành lý của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

+ Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài.

- Vi phạm quy định về khai hải quan tại Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn quy định thì bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

+ Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

+ Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;

Như vậy, căn cứ điểm a khoản 4 Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức khi vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

+ Đối với tổ chức có hành vi khai sai số lượng vận đơn chủ sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

+ Đối với cá nhân có hành vi khai sai số lượng vận đơn chủ sẽ bị phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng (do mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP).

Khai hải quan
Xuất xứ hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ hay nguyên liệu trung gian theo quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định thế nào?
Pháp luật
Quy định về nơi làm thủ tục khai hải quan? Khai hải quan là gì? Trường hợp khai hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu?
Pháp luật
Cách ghi xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu từ một nước không phải nước sản xuất như thế nào?
Pháp luật
Thời điểm xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ đối với hàng hóa đang trên đường vận chuyển là khi nào?
Pháp luật
Bắt buộc phải có bảng kê khai chi phí sản xuất trong hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng nhập khẩu phải không?
Pháp luật
Trị giá FOB là gì? Công thức tính LVC theo Trị giá FOB? Mẫu Bảng kê LVC theo Thông tư 05 TT BCT?
Pháp luật
Mẫu tờ khai bổ sung hồ sơ hải quan sau thông quan là mẫu nào? Khai bổ sung sau thông quan trong trường hợp nào?
Pháp luật
Căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là gì? Căn cứ kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là gì?
Pháp luật
Mẫu lời văn khai báo xuất xứ của nhà xuất khẩu theo Hiệp định UKVFTA? Hướng dẫn khai báo xuất xứ?
Pháp luật
Tổng hợp các mẫu bảng kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa? Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa là gì?
Pháp luật
Tiêu chí WO là gì? Tổng hợp Mẫu Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí WO mới nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai hải quan
18,259 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khai hải quan Xuất xứ hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khai hải quan Xem toàn bộ văn bản về Xuất xứ hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào