Khi hai tàu thuyền buồm đi đến gần nhau có nguy cơ đâm va xảy ra thì phải nhường đường cho nhau thế nào?
Tàu thuyền buồm là gì?
Tàu thuyền buồm được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 19/2013/TT-BGTVT như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Tàu thuyền" bao gồm các loại phương tiện dùng hoặc có thể dùng làm phương tiện giao thông, vận tải trên mặt nước, kể cả các loại tàu thuyền không có lượng chiếm nước, tàu đệm khí có cánh và thuỷ phi cơ.
2. "Tàu thuyền máy" là tàu thuyền chạy bằng động cơ.
3. "Tàu thuyền buồm" là tàu thuyền chạy bằng buồm, kể cả tàu thuyền máy nhưng không dùng động cơ để chạy.
4. "Tàu thuyền đang đánh cá" là tàu thuyền đang đánh cá bằng lưới, dây câu, lưới vét hay các dụng cụ đánh cá khác làm hạn chế khả năng điều động của tàu thuyền đó, nhưng không bao gồm tàu thuyền đang đánh cá bằng dây câu thả dòng hoặc bằng các loại dụng cụ đánh bắt cá khác mà không làm hạn chế khả năng điều động của tàu thuyền đó.
5. "Thuỷ phi cơ" là tàu bay có thể điều động trên mặt nước.
6. "Tàu thuyền mất khả năng điều động" là tàu thuyền vì hoàn cảnh đặc biệt nào đó không có khả năng điều động theo yêu cầu của Thông tư này và vì thế không thể tránh đường cho tàu thuyền khác.
7. "Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động" là tàu thuyền do tính chất công việc bị hạn chế khả năng điều động của mình theo yêu cầu của Thông tư này và vì thế không thể tránh đường cho tàu thuyền khác. "Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động" bao gồm một số trường hợp cụ thể như sau:
...
Như vậy, tàu thuyền buồm là tàu thuyền chạy bằng buồm, kể cả tàu thuyền máy nhưng không dùng động cơ để chạy.
Tàu thuyền buồm là gì? (Hình từ Internet)
Tàu thuyền buồm đang hành trình có nghĩa vụ phải nhường đường cho tàu thuyền đang đánh cá không?
Tàu thuyền buồm đang hành trình được quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 19/2013/TT-BGTVT như sau:
Trách nhiệm tương quan giữa các tàu thuyền
Loại trừ các trường hợp quy định tại các Điều 9, 10, 13 của Thông tư này, cụ thể:
1. Tàu thuyền máy đang hành trình phải nhường đường cho:
a) Tàu thuyền mất khả năng điều động;
b) Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động;
c) Tàu thuyền đang đánh cá;
d) Tàu thuyền buồm.
2. Tàu thuyền buồm đang hành trình phải nhường đường cho:
a) Tàu thuyền mất khả năng điều động;
b) Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động;
c) Tàu thuyền đang đánh cá.
3. Tàu thuyền đang đánh cá và hành trình, với mức độ có thể được phải nhường đường cho:
a) Tàu thuyền mất khả năng điều động;
b) Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động.
4. Tàu thuyền bị hạn chế mớn nước:
a) Bất kỳ tàu thuyền nào, trừ tàu thuyền mất khả năng điều động hoặc tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động, nếu hoàn cảnh cho phép không được làm cản trở đường đi an toàn của tàu thuyền bị hạn chế mớn nước đang trưng các tín hiệu quy định tại Điều 28 của Thông tư này;
...
Theo quy định thì tàu thuyền buồm đang hành trình phải nhường đường cho những phương tiện sau đây:
(1) Tàu thuyền mất khả năng điều động;
(2) Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động;
(3) Tàu thuyền đang đánh cá.
Như vậy, tàu thuyền buồm đang hành trình phải có nghĩa vụ nhường đường cho tàu thuyền đang đánh cá.
Khi hai tàu thuyền buồm đi đến gần nhau có nguy cơ đâm va xảy ra thì phải nhường đường cho nhau thế nào?
Việc nhường đường tàu thuyền khi có nguy cơ đâm va xảy ra được quy định tại Điều 12 Thông tư 19/2013/TT-BGTVT như sau:
Tàu thuyền buồm
1. Khi hai tàu thuyền buồm đi đến gần nhau có nguy cơ đâm va xảy ra thì một trong hai tàu thuyền này phải nhường đường tàu thuyền kia theo những quy định sau đây:
a) Khi hai tàu thuyền ăn gió ở hai mạn khác nhau thì tàu thuyền ăn gió ở mạn trái phải tránh đường cho tàu thuyền ăn gió ở mạn phải;
b) Khi cả hai tàu thuyền ăn gió cùng một mạn thì tàu thuyền đi trên gió phải tránh đường cho tàu thuyền đi dưới gió;
c) Nếu tàu thuyền ăn gió mạn trái nhìn thấy một tàu thuyền khác ở phía trên gió nhưng không thể xác định được chính xác tàu thuyền ấy ăn gió mạn trái hay mạn phải thì phải nhường đường cho tàu thuyền đó.
2. Để áp dụng các quy định tại điều này, mạn ăn gió của tàu thuyền là mạn đối hướng với mạn có cánh buồm chính bị thổi sang hoặc trong trường hợp tàu có buồm ngang thì là mạn đối hướng với mạn có cánh buồm dọc lớn bị thổi sang.
Như vậy, trường hợp hai tàu thuyền buồm đi đến gần nhau có nguy cơ đâm va xảy ra thì một trong hai tàu thuyền này phải nhường đường tàu thuyền kia theo những quy định sau đây:
(1) Khi hai tàu thuyền ăn gió ở hai mạn khác nhau thì tàu thuyền ăn gió ở mạn trái phải tránh đường cho tàu thuyền ăn gió ở mạn phải;
(2) Khi cả hai tàu thuyền ăn gió cùng một mạn thì tàu thuyền đi trên gió phải tránh đường cho tàu thuyền đi dưới gió;
(3) Nếu tàu thuyền ăn gió mạn trái nhìn thấy một tàu thuyền khác ở phía trên gió nhưng không thể xác định được chính xác tàu thuyền ấy ăn gió mạn trái hay mạn phải thì phải nhường đường cho tàu thuyền đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?