Khi gửi hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa có phải gửi ý kiến đánh giá của các tổ chức, cá nhân về sách giáo khoa được biên soạn hay không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau có phải gửi ý kiến đánh giá của các tổ chức, cá nhân về sách giáo khoa được biên soạn khi gửi hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa hay không? Câu hỏi của anh P.P.Q đến từ TP.HCM.

Có phải gửi ý kiến đánh giá của các tổ chức, cá nhân về sách giáo khoa được biên soạn khi gửi hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa hay không?

Căn cứ tại mẫu đơn đề nghị đề nghị thẩm định sách giáo khoa được ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT:

Theo đó, các tài liệu kèm theo Mẫu đơn đề nghị đề nghị thẩm định sách giáo khoa là:

(1) Các thông tin cơ bản của đơn vị đề nghị thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa: Giấy phép thành lập, quyết định thành lập, hồ sơ năng lực trong lĩnh vực biên soạn sách giáo khoa.

(2) Các thông tin cơ bản của tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa:

- Đối với tổ chức biên soạn sách: Tên tổ chức, quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh

- Đối với cá nhân biên soạn sách: Lý lịch khoa học, nhiệm vụ trong việc biên soạn sách

(3) Ý kiến đánh giá của các tổ chức, cá nhân về sách giáo khoa được biên soạn (nếu có).

(4) Cam kết tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.

(5) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Như vậy, ý kiến đánh giá của các tổ chức, cá nhân về sách giáo khoa được biên soạn (nếu có) là một trong những tài liệu không bắt buộc phải được gửi kèm theo đơn đề nghị đề nghị thẩm định sách giáo khoa.

Tải về Mẫu đơn đề nghị đề nghị thẩm định sách giáo khoa.

Có phải gửi ý kiến đánh giá của các tổ chức, cá nhân về sách giáo khoa được biên soạn khi gửi hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa hay không?

Có phải gửi ý kiến đánh giá của các tổ chức, cá nhân về sách giáo khoa được biên soạn khi gửi hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa hay không? (Hình từ Internet)

Bộ Giáo dục và Đào tạo được quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa để tổ chức thẩm định tối đa bao nhiêu đợt trong 1 năm?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BGDĐT về trình tự giải quyết hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa:

Trình tự giải quyết hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa
1. Đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa gửi hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ để tổ chức thẩm định sách giáo khoa nhiều nhất 02 (hai) đợt trong một năm; trong mỗi đợt thẩm định, một bản mẫu sách giáo khoa được thẩm định nhiều nhất 02 (hai) vòng, mỗi vòng nhiều nhất 05 (năm) ngày. Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng các quy định tại Điều 17 Thông tư này thì hồ sơ được gửi trả lại đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
3. Trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đơn vị tổ chức thẩm định dự kiến danh sách thành viên Hội đồng, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định thành lập Hội đồng.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo triệu tập cuộc họp đầu tiên của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng điều hành các hoạt động của Hội đồng theo quy định tại Thông tư này.
5. Chủ tịch Hội đồng gửi đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa văn bản báo cáo kết quả thẩm định bản mẫu sách giáo khoa của Hội đồng.
6. Đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa xử lý theo kết quả thẩm định:
...

Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa để tổ chức thẩm định sách giáo khoa nhiều nhất 02 (hai) đợt trong một năm.

Lưu ý: Trong mỗi đợt thẩm định, một bản mẫu sách giáo khoa được thẩm định nhiều nhất 02 (hai) vòng, mỗi vòng nhiều nhất 05 (năm) ngày.

Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng các quy định tại Điều 17 Thông tư này thì hồ sơ được gửi trả lại đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định sách giáo khoa có phải giải trình với xã hội đối với những vấn đề xã hội quan tâm về sách giáo khoa không?

Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT về tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định sách giáo khoa:

Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định sách giáo khoa
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định sách giáo khoa là tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này, có bản mẫu sách giáo khoa được tổ chức biên soạn, chỉnh sửa theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định sách giáo khoa chịu trách nhiệm báo cáo, tiếp thu, giải trình với Hội đồng về nội dung sách giáo khoa trong mỗi vòng thẩm định; hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa; giải trình với xã hội đối với những vấn đề xã hội quan tâm về sách giáo khoa.

Như vậy, tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định sách giáo khoa phải có trách nhiệm giải trình với xã hội đối với những vấn đề xã hội quan tâm về sách giáo khoa.

Sách giáo khoa Tải trọn bộ các quy định về Sách giáo khoa hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nguồn kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo quy định mới?
Pháp luật
Hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của trường gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo hay gửi về cho Sở Giáo dục và Đào tạo?
Pháp luật
Mẫu nhận xét môn Khoa học lớp 4 theo thông tư 27 thế nào? Hướng dẫn nhận xét học bạ theo Thông tư 27 lớp 4 môn Khoa học?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị thẩm định sách giáo khoa như thế nào? Mỗi năm tổ chức bao nhiêu đợt thẩm định sách giáo khoa?
Pháp luật
Mẫu phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm mới nhất là mẫu nào? Tải ở đâu?
Pháp luật
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông không được mang những nội dung nào? Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa như thế nào?
Pháp luật
Cách viết thuật ngữ trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa điện tử trên Hành Trang Số của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam?
Pháp luật
Bộ sách giáo khoa trường tiểu học sử dụng phải đảm bảo điều gì? Mục đích tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học?
Pháp luật
Cách trình bày đề mục, tiểu đề mục trên sách giáo khoa theo tiêu chuẩn quốc gia? Giấy in phải phù hợp với yêu cầu gì?
Pháp luật
Sách giáo khoa do ai định giá? Nguyên tắc và căn cứ định giá sách giáo khoa được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sách giáo khoa
447 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sách giáo khoa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sách giáo khoa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào