Khi giao tiếp qua điện thoại người lao động ngành Kiểm sát nhân dân phải ứng xử như thế nào theo quy định?
- Khi giao tiếp qua điện thoại người lao động ngành Kiểm sát nhân dân phải ứng xử như thế nào?
- Người lao động ngành Kiểm sát nhân dân ứng xử trong thi hành nhiệm vụ, công vụ phải làm những việc gì?
- Người lao động ngành Kiểm sát nhân dân không được làm những việc gì khi ứng xử trong thi hành nhiệm vụ, công vụ?
Khi giao tiếp qua điện thoại người lao động ngành Kiểm sát nhân dân phải ứng xử như thế nào?
Khi giao tiếp qua điện thoại người lao động ngành Kiểm sát nhân dân phải ứng xử theo Điều 14 Quy định về ứng xử và văn hóa công vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 457/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ 26/12/2023) quy định như sau:
Khi giao tiếp qua điện thoại, người lao động phải giới thiệu tên, đơn vị công tác, nội dung trao đổi đầy đủ, rõ ràng; ngôn ngữ giao tiếp văn minh, lịch sự, ngắn gọn, dễ hiểu, âm lượng vừa đủ nghe; không trao đổi nội dung bí mật công tác, bí mật Nhà nước qua điện thoại.
Trước đây, căn cứ theo Điều 12 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 08/QĐ-VKSTC năm 2020 (Hết hiệu lực từ 26/12/2023) quy định như sau:
Ứng xử, giao tiếp qua điện thoại
Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải xưng tên, đơn vị công tác, nội dung trao đổi đầy đủ, rõ ràng; ngôn ngữ giao tiếp văn minh, lịch sự, ngắn gọn, dễ hiểu, âm lượng vừa đủ nghe; không trao đổi nội dung bí mật công tác, bí mật Nhà nước qua điện thoại.
Theo đó, khi giao tiếp qua điện thoại người lao động ngành Kiểm sát nhân dân phải đảm bảo những quy tắc sau:
- Xưng tên, đơn vị công tác, nội dung trao đổi đầy đủ, rõ ràng;
- Ngôn ngữ giao tiếp văn minh, lịch sự, ngắn gọn, dễ hiểu, âm lượng vừa đủ nghe;
- Không trao đổi nội dung bí mật công tác, bí mật Nhà nước qua điện thoại.
Người lao động ngành Kiểm sát nhân dân (Hình từ Internet)
Người lao động ngành Kiểm sát nhân dân ứng xử trong thi hành nhiệm vụ, công vụ phải làm những việc gì?
Theo khoản 1 Điều 7 Quy định về ứng xử và văn hóa công vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 457/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ 26/12/2023) quy định như sau:
Người lao động ngành Kiểm sát nhân dân ứng xử trong thi hành nhiệm vụ, công vụ phải làm những việc sau đây:
+ Giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, đơn vị, lãnh đạo và đồng nghiệp.
+ Có thái độ lịch sự, hòa nhã, tôn trọng, lắng nghe, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể các quy định liên quan đến việc giải quyết công việc khi giao tiếp với công dân hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
+ Khi được phân công tham gia phiên tòa, phiên họp của Tòa án, phải thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của Tòa án do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.
Trước đây, căn cứ theo điểm 1.1 khoản 1 Điều 5 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Kiểm sát nhân dân do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 08/QĐ-VKSTC năm 2020 (Hết hiệu lực từ 26/12/2023) quy định như sau:
Ứng xử trong thi hành nhiệm vụ, công vụ
1. Những việc phải làm:
1.1. Đối với công chức, viên chức và người lao động:
a) Khi làm việc tại công sở và trong thời gian thực thi nhiệm vụ, công vụ phải mặc trang phục, đi giày hoặc dép có quai hậu, đeo biển tên, phù hiệu, cấp hiệu theo đúng quy định của Ngành;
b) Giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, đơn vị, lãnh đạo và đồng nghiệp;
c) Thực hiện đúng quy định của Nhà nước về thời gian làm việc; nơi làm việc phải ngăn nắp, gọn gàng;
d) Có thái độ lịch sự, hòa nhã, tôn trọng, lắng nghe giải thích, hướng dẫn rô ràng, cụ thể các quy định liên quan đến việc giải quyết công việc khi giao tiếp với công dân hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
đ) Khi được phân công tham gia phiên tòa, phiên họp của Tòa án, phải thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của Tòa án theo quy định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
...
Theo đó, người lao động ngành Kiểm sát nhân dân ứng xử trong thi hành nhiệm vụ, công vụ phải làm những việc sau:
- Khi làm việc tại công sở và trong thời gian thực thi nhiệm vụ, công vụ phải mặc trang phục, đi giày hoặc dép có quai hậu, đeo biển tên, phù hiệu, cấp hiệu theo đúng quy định của Ngành;
- Giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, đơn vị, lãnh đạo và đồng nghiệp;
- Thực hiện đúng quy định của Nhà nước về thời gian làm việc; nơi làm việc phải ngăn nắp, gọn gàng;
- Có thái độ lịch sự, hòa nhã, tôn trọng, lắng nghe giải thích, hướng dẫn rô ràng, cụ thể các quy định liên quan đến việc giải quyết công việc khi giao tiếp với công dân hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
- Khi được phân công tham gia phiên tòa, phiên họp của Tòa án, phải thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của Tòa án theo quy định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Người lao động ngành Kiểm sát nhân dân không được làm những việc gì khi ứng xử trong thi hành nhiệm vụ, công vụ?
Theo khoản 2 Điều 7 Quy định về ứng xử và văn hóa công vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 457/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ 26/12/2023) quy định như sau:
Người lao động ngành Kiểm sát nhân dân không được làm những việc sau đây khi ứng xử trong thi hành nhiệm vụ, công vụ gồm:
- Lợi dụng ảnh hưởng của mình can thiệp, tác động trái pháp luật đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc; mạo danh cá nhân để giải quyết công việc; lợi dụng danh nghĩa tổ chức để giải quyết công việc của cá nhân;
- Có thái độ hoặc hành vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc;
- Làm lộ, chiếm đoạt, mua bán bí mật Nhà nước, bí mật công tác; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật Nhà nước, bí mật nghiệp vụ; làm mất, hư hỏng hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc khi được giao giải quyết; tự ý đem hồ sơ, tài liệu ra khỏi cơ quan khi chưa được lãnh đạo đồng ý;
- Dùng lời lẽ có tính chất xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với những người là đối tượng thi hành nhiệm vụ, công vụ hoặc gợi ý, đe dọa, ép buộc họ phải chấp nhận hay khai báo không khách quan, sai sự thật;
- Từ chối không thực hiện các yêu cầu đúng pháp luật thuộc chức trách, nhiệm vụ được giao;
- Nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, lợi ích tinh thần từ cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trái quy định của pháp luật, ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực thi nhiệm vụ, công vụ;
- Sử dụng các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc;
- Để vợ (chồng); bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng vợ (chồng); con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; anh, chị em ruột; anh, chị, em ruột của vợ (chồng) của mình tham gia bào chữa hoặc tư vấn pháp lý đối với những vụ án, vụ việc mà mình theo dõi, chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết.
Trước đây, căn cứ theo điểm 2.1 khoản 2 Điều 5 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Kiểm sát nhân dân do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 08/QĐ-VKSTC năm 2020 (Hết hiệu lực từ 26/12/2023) quy định như sau:
- Lợi dụng ảnh hưởng của mình can thiệp, tác động trái pháp luật đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc; mạo danh cá nhân để giải quyết công việc; lợi dụng danh nghĩa tổ chức để giải quyết công việc của cá nhân;
- Có thái độ hoặc hành vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc;
- Làm lộ bí mật Nhà nước, bí mật nghiệp vụ; làm mất, hư hỏng hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc khi được giao giải quyết;
- Dùng lời lẽ có tính chất xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với những người là đối tượng thi hành nhiệm vụ, công vụ hoặc gợi ý; đe dọa, bức ép, bắt buộc họ phải chấp nhận hay khai báo không khách quan, sai sự thật;
- Từ chối các yêu cầu đúng pháp luật, phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao;
- Nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, lợi ích tinh thần từ cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trái quy định của pháp luật, ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực thi công vụ;
- Mở nhạc, chơi điện tử và sử dụng các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc; truy cập các trang mạng có nội dung không liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; làm việc riêng trong thực thi nhiệm vụ, công tác;
- Để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình tham gia bào chữa hoặc tư vấn pháp lý trong những vụ án, vụ việc mà mình chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết.
Lưu ý: Quy tắc này không áp dụng đối với Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án tuần 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu 75 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc chi tiết và mới nhất?
- Cách viết bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A và 2B đối với cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
- Bán dâm là gì? Bán dâm có bị phạt tù không? Nếu có thì phạt tù bao nhiêu năm theo pháp luật hình sự?
- Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Sư phạm Hà Nội (HSA)? Chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025?
- Tải phiếu Đảng viên mẫu 2 HSĐV word năm 2024 và cách ghi? Nhiệm vụ của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay là gì?