Khi được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thì cán bộ không được làm những việc gì?

Có bao nhiêu hình thức để cán bộ được tham gia giám sát công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ? Cán bộ không được làm những việc gì khi được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ? - Câu hỏi của anh Đức Bình (Quảng Trị).

Cán bộ được tham gia giám sát công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ những nội dung nào?

thuong-truc-san-sang-chua-chay-cuu-nan-cuu-ho

Cán bộ được tham gia giám sát công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ những nội dung nào? (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 18/2020/TT-BCA quy định như sau:

Nội dung cán bộ, chiến sĩ tham gia ý kiến, giám sát, kiểm tra
1. Nội dung cán bộ, chiến sĩ tham gia ý kiến, giám sát, kiểm tra:
a) Chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Công an liên quan đến tổ chức và hoạt động của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và các đơn vị Công an thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Chủ trương, biện pháp thực hiện cải cách hành chính;
c) Kế hoạch công tác; kế hoạch sửa chữa, mua sắm, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
d) Các quy chế, quy định thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, chiến sĩ;
đ) Biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích khi thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
e) Quy trình, thủ tục hành chính, các biện pháp phòng, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu và các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
g) Chương trình hành động thực hiện các phong trào thi đua, bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng, nhận xét kết quả công tác hàng tháng, quý, báo cáo sơ kết công tác 6 tháng, tổng kết công tác năm của đơn vị;
h) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của cán bộ, chiến sĩ đối với người đứng đầu đơn vị và khiếu nại, tố cáo của nhân dân đối với đơn vị và cá nhân cán bộ, chiến sĩ;
i) Những nội dung khác mà người đứng đầu đơn vị thấy cần thiết lấy ý kiến của cán bộ, chiến sĩ.

Theo đó, cán bộ được tham gia giám sát công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ những nội dung sau:

– Chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Công an liên quan đến tổ chức và hoạt động của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và các đơn vị Công an thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

– Chủ trương, biện pháp thực hiện cải cách hành chính;

– Kế hoạch công tác; kế hoạch sửa chữa, mua sắm, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

– Các quy chế, quy định thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, chiến sĩ;

– Biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích khi thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

– Quy trình, thủ tục hành chính, các biện pháp phòng, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu và các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

– Chương trình hành động thực hiện các phong trào thi đua, bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng, nhận xét kết quả công tác hàng tháng, quý, báo cáo sơ kết công tác 6 tháng, tổng kết công tác năm của đơn vị;

– Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của cán bộ, chiến sĩ đối với người đứng đầu đơn vị và khiếu nại, tố cáo của nhân dân đối với đơn vị và cá nhân cán bộ, chiến sĩ;

– Những nội dung khác mà người đứng đầu đơn vị thấy cần thiết lấy ý kiến của cán bộ, chiến sĩ.

Có bao nhiêu hình thức để cán bộ được tham gia giám sát công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ?

Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 18/2020/TT-BCA quy định như sau:

Nội dung cán bộ, chiến sĩ tham gia ý kiến, giám sát, kiểm tra
2. Hình thức để cán bộ, chiến sĩ tham gia ý kiến, giám sát, kiểm tra:
Cán bộ, chiến sĩ lựa chọn một hoặc các hình thức sau:
a) Tham gia ý kiến trực tiếp với lãnh đạo đơn vị;
b) Qua các cuộc họp của đơn vị;
c) Qua hòm thư góp ý của đơn vị;
d) Qua mạng máy tính nội bộ (nếu có);
đ) Cấp ủy đảng, các đoàn thể lấy ý kiến của đảng viên, đoàn viên, hội viên;
e) Gửi dự thảo văn bản để cán bộ, chiến sĩ tham gia ý kiến.

Theo đó, cán bộ tham gia giám sát công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ lựa chọn một hoặc các hình thức sau:

– Tham gia ý kiến trực tiếp với lãnh đạo đơn vị;

– Qua các cuộc họp của đơn vị;

– Qua hòm thư góp ý của đơn vị;

– Qua mạng máy tính nội bộ (nếu có);

– Cấp ủy đảng, các đoàn thể lấy ý kiến của đảng viên, đoàn viên, hội viên;

– Gửi dự thảo văn bản để cán bộ, chiến sĩ tham gia ý kiến.

Cán bộ không được làm những việc gì khi được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ?

Theo Điều 8 Thông tư 18/2020/TT-BCA quy định như sau:

Những việc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không được làm
1. Lợi dụng danh nghĩa công tác, việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
2. Nhận tiền, quà biếu hoặc các lợi ích khác để giải quyết thủ tục về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Tự ý đặt ra các thủ tục, giấy tờ hoặc thu thêm các khoản phí, lệ phí ngoài quy định.
4. Có thái độ hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ.
5. Tiếp công dân làm thủ tục về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại nhà riêng hoặc tại địa điểm khác ngoài địa điểm quy định.
6. Những hành vi trái với quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an.

Theo đó, căn cứ trên quy định những việc cán bộ không được làm khi được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, gồm:

– Lợi dụng danh nghĩa công tác, việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

– Nhận tiền, quà biếu hoặc các lợi ích khác để giải quyết thủ tục về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

– Tự ý đặt ra các thủ tục, giấy tờ hoặc thu thêm các khoản phí, lệ phí ngoài quy định.

– Có thái độ hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ.

– Tiếp công dân làm thủ tục về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại nhà riêng hoặc tại địa điểm khác ngoài địa điểm quy định.

– Những hành vi trái với quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an.

Phòng cháy và chữa cháy
Cứu nạn cứu hộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi chưa được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh không?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy có thuộc đối tượng phải kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy không?
Pháp luật
Nghị định 50/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy?
Pháp luật
Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ nào thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy?
Pháp luật
Thủ tục, hồ sơ cấp đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy như thế nào?
Pháp luật
Tài xế xe khách 45 chỗ ngồi có phải là đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy hay không?
Pháp luật
Hộ gia đình tiến hành các hoạt động trong rừng có cần phải chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy hay không?
Pháp luật
Bình chữa cháy có bắt buộc phải có màu đỏ không? Bình chữa cháy loại xách tay và có bánh xe nên được bố trí ở những vị trí nào là phù hợp?
Pháp luật
Việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy rừng bao gồm những gì?
Pháp luật
Đơn vị tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy cho hạng mục thi công tại tòa nhà văn phòng có cần chứng chỉ gì không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng cháy và chữa cháy
698 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng cháy và chữa cháy Cứu nạn cứu hộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: