Khi đối thoại tại nơi làm việc, doanh nghiệp có bắt buộc phải gửi nội dung đối thoại trước cho bên tham gia đối thoại hay không?

Tôi có thắc mắc như sau trên thực tế có một số doanh nghiệp trong quá trình tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc không gửi trước nội dung đối thoại cho các bên tham gia đối thoại. Vậy doanh nghiệp có bắt buộc phải gửi nội dung đối thoại trước cho bên tham gia đối thoại hay không? Câu hỏi của anh D.D.T đến từ Cà Mau.

Đối thoại tại nơi làm việc là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 đối thoại tại nơi làm việc là:

Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.
3. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải gửi nội dung đối thoại trước cho bên tham gia đối thoại hay không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải gửi nội dung đối thoại trước cho bên tham gia đối thoại hay không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp có bắt buộc phải gửi nội dung đối thoại trước cho bên tham gia đối thoại hay không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về tổ chức đối thoại định kỳ tại làm việc như sau:

Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động tổ chức đối thoại định kỳ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
2. Thành phần tham gia đối thoại định kỳ là đại diện hai bên theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này. Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức đối thoại định kỳ do hai bên sắp xếp phù hợp với điều kiện thực tế và theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
3. Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tổ chức đối thoại định kỳ, các bên có trách nhiệm gửi nội dung đối thoại cho bên tham gia đối thoại.
4. Đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi bên người sử dụng lao động có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và bên người lao động có sự tham gia của trên 70% tổng số thành viên đại diện quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này. Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện từng tổ chức đại diện người lao động (nếu có) và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có).
5. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.

Như vậy, chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tổ chức đối thoại định kỳ, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi nội dung đối thoại cho bên tham gia đối thoại.

Thành phần tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc là gì?

Căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về thành phần tham gia đối thoại định kỳ

Số lượng, thành phần tham gia đối thoại
Số lượng, thành phần tham gia đối thoại tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Bên người sử dụng lao động
Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, người sử dụng lao động quyết định số lượng, thành phần đại diện cho mình để tham gia đối thoại bảo đảm ít nhất 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
2. Bên người lao động
a) Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng như sau:
a1) Ít nhất 03 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng dưới 50 người lao động;
a2) Ít nhất từ 04 người đến 08 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 50 người lao động đến dưới 150 người lao động;
a3) Ít nhất từ 09 người đến 13 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 150 người lao động đến dưới 300 người lao động;
a4) Ít nhất từ 14 người đến 18 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 300 người lao động đến dưới 500 người lao động;
a5) Ít nhất từ 19 đến 23 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
a6) Ít nhất 24 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.
b) Căn cứ số lượng người đại diện đối thoại của bên người lao động quy định tại điểm a khoản này, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình trên tổng số lao động của người sử dụng lao động.

Như vậy, thành phần tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc bao gồm đại diện của doanh nghiệp và người lao động.

Việc doanh nghiệp gửi trước nội dung đối thoại có ý nghĩa rất quan trọng, giúp đại diện của người lao động nắm bắt được nội dung cuộc đối thoại, đồng thời dựa vào đó để đưa ra các ý kiến, phản biện, câu hỏi phù hợp.

Tóm lại, chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tổ chức đối thoại định kỳ, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi nội dung đối thoại cho bên tham gia đối thoại.

Đối thoại tại nơi làm việc Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Đối thoại tại nơi làm việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người sử dụng lao động có phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp cho người lao động tạm đình chỉ công việc không?
Pháp luật
Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
Pháp luật
Công ty không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu có thể bị xử phạt lên đến 20.000.000? Ai có trách nhiệm tổ chức đối thoại khi có yêu cầu?
Pháp luật
Nội dung đối thoại tại nơi làm việc có bao gồm yêu cầu về quyền lợi của người lao động đối với người sử dụng lao động không?
Pháp luật
Đối thoại tại nơi làm việc là gì? Trong trường hợp đối thoại bắt buộc tại nơi làm việc thì số lượng, thành phần tham dự phải có những ai?
Pháp luật
Người sử dụng lao động sử dụng 2.000 người lao động thì số lượng tối thiểu người lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc là bao nhiêu người?
Pháp luật
Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc của công ty quy mô nhỏ có cần đảm bảo số lượng thành phần tham gia không?
Pháp luật
Khi tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo yêu cầu của một bên có cần phải đáp ứng điều kiện gì không?
Pháp luật
Công ty dưới 10 người có xây dựng quy chế đối thoại không? Trách nhiệm ban hành quy chế đối thoại tại nơi làm việc được quy định thế nào?
Pháp luật
Thành phần tham gia đối thoại định kỳ được quy định thế nào? Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì khi kết thúc đối thoại định kỳ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đối thoại tại nơi làm việc
478 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đối thoại tại nơi làm việc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đối thoại tại nơi làm việc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào