Khi đánh giá hồ sơ dự thầu thì 'Sai khác, đặt điều kiện, bỏ sót các nội dung cơ bản' được hiểu như thế nào?
- Cơ sở để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu là tài liệu nào?
- Khi đánh giá hồ sơ dự thầu thì "Sai khác, đặt điều kiện, bỏ sót các nội dung cơ bản" được hiểu như thế nào?
- Trong đánh giá hồ sơ dự thầu thì việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu được quy định như thế nào?
Cơ sở để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu là tài liệu nào?
Căn cứ tại khoản 21 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 thì hồ sơ mời thầu được định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
...
21. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu.
...
Theo đó, cơ sở để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu là dựa vào hồ sơ mời thầu.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Khi đánh giá hồ sơ dự thầu thì "sai khác, đặt điều kiện, bỏ sót các nội dung cơ bản" được hiểu như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi đánh giá hồ sơ dự thầu thì "Sai khác, đặt điều kiện, bỏ sót các nội dung cơ bản" được hiểu như thế nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 23/2024/NĐ-CP về nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu:
Theo đó, khi đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải kiểm tra các nội dung về kỹ thuật, tài chính của hồ sơ dự thầu để xác định hồ sơ dự thầu không có những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót các nội dung cơ bản, trong đó:
(i) Sai khác là các khác biệt so với yêu cầu quy định tại hồ sơ mời thầu;
- Đặt điều kiện là việc đặt ra các điều kiện có tính hạn chế hoặc thể hiện sự không chấp nhận hoàn toàn đối với các yêu cầu quy định tại hồ sơ mời thầu;
- Bỏ sót nội dung là việc nhà đầu tư không cung cấp được một phần hoặc toàn bộ thông tin hay tài liệu theo yêu cầu quy định tại hồ sơ mời thầu;
(ii) Với điều kiện hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu quy định tại hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu có thể chấp nhận các sai sót mà không phải là những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản trong hồ sơ dự thầu;
(iii) Với điều kiện hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản hồ sơ mời thầu, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà đầu tư cung cấp các thông tin hoặc tài liệu cần thiết trong một thời hạn hợp lý để sửa chữa những điểm chưa phù hợp hoặc sai khác không nghiêm trọng trong hồ sơ dự thầu liên quan đến các yêu cầu về tài liệu.
Yêu cầu cung cấp các thông tin và các tài liệu để khắc phục các sai sót này không được làm ảnh hưởng đến đề xuất về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương của nhà đầu tư.
Trường hợp không đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư sẽ bị loại.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 19 Nghị định 23/2024/NĐ-CP thì:
(i) Việc đánh giá hồ sơ dự thầu căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư để bảo đảm lựa chọn được nhà đầu tư có đủ năng lực và kinh nghiệm, có phương án kỹ thuật, tài chính khả thi để thực hiện dự án.
(ii) Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện trên bản chụp, nhà đầu tư chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp.
Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá.
Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đó bị loại.
Trong đánh giá hồ sơ dự thầu thì việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 23/2024/NĐ-CP thì trong đánh giá hồ sơ dự thầu thì việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, gồm:
- Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
- Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu bao gồm:
+ Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có);
+ Bảo đảm dự thầu;
+ Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu (nếu có);
+ Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư;
+ Nội dung đề xuất về phương án đầu tư kinh doanh;
+ Nội dung đề xuất về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương;
+ Các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;
- Kiểm tra sự thống nhất về nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?